Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Tạm đình chỉ cô giáo đánh học sinh bầm tím vì làm thiếu bài tập

- Chiều ngày 26/4, Trường Tiểu học Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã quyết định tạm đình chỉ việc đứng lớp của cô giáo đánh học sinh bầm tím tay chỉ vì làm thiếu bài tập.

cô giáo đánh học sinh, cô giáo đánh trẻ
Những vết bầm tím trên cánh tay cháu Y vì bị cô giáo dùng thước đánh.

Cùng với việc đình chỉ cô giáo Châm vì đánh cháu Y (học sinh lớp 5), ông Nguyễn Minh Tiệp, Hiệu trưởng nhà trường cho biết trường đã bố trí một giáo viên khác đứng lớp thay.

Nhà trường vẫn đợi thông tin xác minh, điều tra và kết luận của các cơ quan chức năng để đưa ra hình thức xử lý kỷ luật cuối cùng.

Chia sẻ với VietNamNet, anh Nguyễn Mạnh Thắng, bác của cháu Y chia sẻ, qua sự việc này, gia đình mong muốn cô Châm thay đổi phương pháp vì không chỉ cháu Y mà còn nhiều học sinh khác.

“Đành rằng có nhiều áp lực vì thành tích nhưng cô giáo đánh học sinh là hành vi phản giáo dục. Quan điểm của gia đình không muốn đẩy cô vào đường cùng và muốn cho cô Châm một cơ hội sửa sai nếu cô nhìn nhận ra sai lầm và cam kết có trách nhiệm”.

cô giáo đánh học sinh, cô giáo đánh trẻ
Ảnh: Gia đình cung cấp.

Trước đó, như VietNamNet đưa tin, chỉ vì không làm đủ bài tập, cháu Y, học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh tím bầm tay.

Phẫn nộ trước hành xử của cô giáo Châm, người nhà cháu Y đã đăng tải những hình ảnh đôi tay của cháu bị giáo viên chủ nhiệm đánh tím bầm tay vì không làm đủ bài tập lên mạng xã hội.

Theo phía gia đình, sau khi sự việc xảy ra, cô giáo chủ nhiệm đã đến xin lỗi gia đình và nhận mình sai, tuy nhiên thái độ không cầu thị bởi cô vẫn nói do cháu Y có lỗi vì đã không làm hết bài tập.

Ông Nguyễn Minh Tiệp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mễ Trì sự việc xuất phát từ buổi làm bài trên lớp, cháu Y nói dối đã làm xong hết bài tập. Tuy nhiên, khi kiểm tra, thấy có bài vẫn chưa làm, do nóng nảy, cô Châm đã cầm thước vụt vào tay cháu Y.

Nhà trường cũng đã họp Ban giám hiệu và yêu cầu cô giáo Châm đọc bản tường trình trước toàn thể hội đồng. Ông Tiệp cho hay trong cuộc họp, cô Châm tỏ ra ăn năn hối lỗi. Cô cũng mong muốn nhà trường và gia đình thứ lỗi do một phút nóng nảy đã không kiềm chế được hành động của mình và hứa sẽ không tái phạm và tự đưa ra hình thức kỉ luật buộc ra khỏi lớp nếu tái phạm.

Ông Tiệp cho biết quan điểm nhà trường là không bao che, cô giáo có lỗi phải nhận lỗi. Tuy nhiên, ông Tiệp cũng chia sẻ sự tiếc nuối khi cô Châm là một giáo viên rất nhiệt tình, năng nổ, nhiều năm là giáo viên dạy giỏi các cấp. “Có thể vì quá muốn các con chăm chú làm bài tập để đạt kết quả cao nhưng cách xử lý của cô là thái quá”.

Thanh Hùng

Kinh ngạc với bé trai nhớ thủ đô của gần 40 quốc gia

VietNamNet

© 1997-2017 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Thành lập ngày 19/12/1997

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Tổng Biên Tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Đường dây nóng: 0923 457 788

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734 , Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: Lầu 5, tòa nhà TF, 408 Điện Biên Phủ, P.11, Q.10, TP.HCM.

Đường dây nóng: 0962 237 788 , Điện thoại: 08 3818 1436 , Fax: 08 3818 1433

® Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Khoảnh khắc "sôi nước mắt" của các em bé tuổi lên 10

VietNamNet

© 1997-2017 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Thành lập ngày 19/12/1997

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Tổng Biên Tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Đường dây nóng: 0923 457 788

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734 , Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: Lầu 5, tòa nhà TF, 408 Điện Biên Phủ, P.11, Q.10, TP.HCM.

Đường dây nóng: 0962 237 788 , Điện thoại: 08 3818 1436 , Fax: 08 3818 1433

® Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Không phải Ivy League, sinh viên trường công mới là lựa chọn của Silicon Valley

Những công việc được thèm muốn nhất nằm ở thung lũng Silicon. Những trường đại học cạnh tranh nhất của Mỹ là thành viên của Ivy League.

Vì thế, đó là lý do những gã khổng lồ về công nghệ như Apple, Google, Amazon và Facebook là nơi hấp dẫn nhất với nhóm nhân sự cao cấp này.

Ivy League, Silicon Valley, trường công, đại học Mỹ, du học
Ivy League không phải là ưu tiên hàng đầu của các công ty lớn nhất ở Silicon Valley. Ảnh: AP

Thế nhưng, không một ngôi trường nào trong số 8 trường Ivy League gồm Harvard, Yale, Princeton, Brown, Columbia, Cornell, Dartmouth và Pennsylvania – đứng trong top 10 trường đại học có nhiều cựu sinh viên làm việc nhất ở những công ty lớn nhất của Silicon – theo một phân tích của HiringSolved, một công ty tuyển dụng trực tuyến.

Công ty này đã sử dụng dữ liệu từ hơn 10.000 hồ sơ công khai của các nhân sự được thuê hoặc được thăng tiến lên những vị trí mới vào năm 2016 và 2 tháng đầu năm 2017 trong lĩnh vực công nghệ.

Dưới đây là 10 trường có số lượng sinh viên làm việc nhiều nhất ở 25 công ty lớn nhất của Silicon vào năm ngoái:

1. University of California, Berkeley

2. Stanford University

3. Carnegie Mellon University

4. University of Southern California

5. The University of Texas at Austin

6. Georgia Institute of Technology

7. University of Illinois at Urbana-Champaign

8. San Jose State University

9. University of California, San Diego

10. Arizona State University

Hai trường đại học hàng đầu thì không có gì đáng ngạc nhiên: Stanford và Berkeley là hai cơ sở đào tạo kỹ thuật và khoa học máy tính lớn ở vùng Vịnh. Các công ty công nghệ cũng có mối quan hệ mật thiết với đội ngũ giảng viên và quản lý của 2 ngôi trường này (nguyên hiệu trưởng Stanford - ngài John Hennessy - là người thành lập một công ty vi xử lý).

Hai ngôi trường đứng số 3 và số 4 cũng là những cơ sở có chương trình đào tạo mạnh về kỹ thuật. Những trường còn lại trong top 10 đều là trường công.

Điểm chung của tất cả các trường trong top 10 là quy mô lớn. Các trường công trong danh sách này là những ngôi trường lớn nhất của Mỹ: Arizona State có gần 72.000 sinh viên, Texas có khoảng 51.000 sinh viên. Số lượng sinh viên kỹ thuật và khoa học máy tính giúp họ trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà tuyển dụng.

Chỉ riêng San Jose State là chỉ có hơn 7.000 sinh viên ở 13 chương trình đào tạo đại học và sau đại học – nhiều hơn tổng số đơn đăng ký vào Dartmouth.

Ivy League chỉ xuất hiện trong danh sách 15 trường tiếp theo:

11. University of Michigan

12. University of California, Los Angeles

13. North Carolina State University

14. California Polytechnic State University-San Luis Obispo

15. Cornell University

16. University of Waterloo (Canada)

17. Texas A&M University

18. University of Washington

19. Purdue University

20. Massachusetts Institute of Technology

21. Santa Clara University

22. University of Phoenix

23. University of California, Santa Barbara

24. University of California, Davis

25. Penn State University

Trường đầu tiên là Cornell, tiếp đó là Viện Công nghệ Massachusetts – một trong những trường đại học hàng đầu thế giới về kỹ thuật.

Cùng với các trường công lớn của Mỹ, trong số này cũng có một số trường hợp bất thường như ĐH Waterloo – một ngôi trường của Canada có mối quan hệ thân cận với các công ty công nghệ. Hay như ĐH Phoenix – một trường trực tuyến vì lợi nhuận bị chỉ trích vì tỷ lệ sinh viên có việc làm thấp nhưng có tới 213.000 sinh viên. Santa Clara là một trường Công giáo nhỏ, nằm cách trụ sở chính của Apple 6 dặm.

Có một số ngôi trường trong danh sách này được đánh giá ngang tầm đẳng cấp với các thành viên Ivy League, tuy nhiên phần lớn thì không. Nếu danh sách này hé lộ cho chúng ta bất cứ điều gì thì đó là việc: Được nhận vào những ngôi trường ưu tú nhất không phải là điều kiện tiên quyết để giành được một suất ở Silicon Valley. Những gì bạn biết quan trọng hơn là nơi mà bạn đã học nó.

Nguyễn Thảo(Theo Quartz)

32 đội thi chung kết Robocon 2017

VietNamNet

© 1997-2017 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Thành lập ngày 19/12/1997

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Tổng Biên Tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Đường dây nóng: 0923 457 788

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734 , Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: Lầu 5, tòa nhà TF, 408 Điện Biên Phủ, P.11, Q.10, TP.HCM.

Đường dây nóng: 0962 237 788 , Điện thoại: 08 3818 1436 , Fax: 08 3818 1433

® Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Giữa tháng 5 sẽ công bố đề thi thử nghiệm theo bài thi

- Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho hay, vào giữa tháng 5, Bộ sẽ công bố đề thi thử nghiệm theo bài thi, tương tự như 5 bài thi chính thức của kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Theo đó, sau khi công bố 14 đề thi minh họa và 14 đề thi thử nghiệm, Bộ GD-ĐT đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Đến giữa tháng 5, sau khi học sinh lớp 12 hoàn thành chương trình năm học, Bộ GD-ĐT sẽ công bố đề thi minh họa theo dạng bài thi thay vì theo các môn độc lập như 2 lần công bố trước.

Đây sẽ là lần đầu tiên thí sinh được tiếp cận với đề thi thử nghiệm theo dạng thức như bài thi chính thức của kỳ thi THPT quốc gia.

thi thpt quốc gia 2017, tuyển sinh đại học 2017, đề thi
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Lê Văn

Việc công bố đề thi thử nghiệm theo dạng thức bài thi sẽ giúp thí sinh hình dung đề thi thực tế và có điều kiện làm quen với đề thi để chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới.

Theo thông tin của VietNamNet, hiện tại, ngân hàng câu hỏi phục vụ cho kỳ thi THPT quốc gia vẫn đang được xây dựng hoàn thiện theo qui trình xây dựng đề thi chuẩn hóa.

Theo đó, các câu hỏi đang được thử nghiệm với các học sinh ở các địa phương để đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của các câu hỏi trước khi đưa vào sử dụng chính thức.

Theo kế hoạch, kỳ thi THPT quốc gia sẽ bắt đầu từ 22-24/6, sớm hơn các năm trước.

Cho tới hiện tại, các thí sinh đã hoàn tất việc đăng ký dự thi THPT quốc gia cũng như đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sư phạm.

Lê Văn

Thí nghiệm cho thấy trẻ em dễ bị bắt cóc như thế nào

VietNamNet

© 1997-2017 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Thành lập ngày 19/12/1997

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Tổng Biên Tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Đường dây nóng: 0923 457 788

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734 , Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: Lầu 5, tòa nhà TF, 408 Điện Biên Phủ, P.11, Q.10, TP.HCM.

Đường dây nóng: 0962 237 788 , Điện thoại: 08 3818 1436 , Fax: 08 3818 1433

® Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

“Không phải cứ cần là chuyển giáo viên sang dạy môn mới"

- “Muốn đổi mới giáo dục phải đặt yếu tố nhân lực lên trên hết”, “Nếu chưa có giáo viên mà đã thực hiện, chương trình mới sẽ khó thành công”, “Không thể mời một diễn viên hay nghệ nhân đi dạy nếu không có kỹ năng sư phạm”… Đó là ý kiến của giáo viên TP.HCM tại buổi góp ý về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức chiều ngày 26/4.

Chưa chuẩn bị kỹ, học sinh sẽ bị làm vật “tế thần”

Góp ý về dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, ông Trịnh Vĩnh Thanh, Phó trưởng Phòng GD-ĐT Quận Gò Vấp đã nêu ra 10 điều khiến giáo viên băn khoăn.

Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông mới, đổi mới giáo dục
Giáo viên bàn về dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể

Đó là, đối với bậc Tiểu học, thời lượng tiết học của lớp 1 và 2 từ 30 - 35 phút, trong khi các lớp 3 – 4 - 5 lại từ 35 - 40 phút thì đánh trống chuyển tiết như thế nào?

Số tiết học trung bình là 30 - 31 tiết/ tuần được áp dụng như thế nào đối với trường học dạy 1 buổi/ ngày?

Dự thảo chương trình đề cập phấn đấu dạy 2 buổi/ ngày, nếu dạy 1 buổi/ngày và cắt các môn giáo dục địa phương, hướng dẫn tự học cũng không thể học hết số tiết đã quy định. Đối với trường dạy 2 buổi/ ngày, nếu dạy tăng cường tiếng Anh, tiếng Anh tích hợp sẽ phải tăng tiết như thế nào?

Đối với bậc THCS, bộ môn Khoa học tự nhiên tích hợp 3 môn Lý - Hoá – Sinh học, là tích hợp ba môn cho một giáo viên dạy hay chia ba môn cho 3 giáo viên dạy?

Nếu tích hợp ba môn cho một giáo viên dạy thì giáo viên được chuẩn bị như thế nào, vì giáo viên dạy môn Lý không thể dạy được môn Sinh, ngược lại dạy Sinh cũng không dạy được môn Lý?

Việc giảm tiết có đi cùng giảm tải nội dung giảng dạy không? Ông Thanh cho rằng nếu giảm tiết nhưng không giảm chương trình sẽ tăng tải và đi ngược với nguyên lý giáo dục hiện nay. Theo dự thảo, tuổi nhỏ lại học nhiều hơn tuổi lớn. Cụ thể, học sinh lớp 5 học 1.181 tiết, học sinh lớp 10 hơn 1.000 tiết/ năm, lớp 11 chỉ có hơn 900 tiết.

Môn học giáo dục địa phương sẽ do ai biên soạn sách giáo khoa?

Sách giáo khoa mới như thế nào? Thay đổi chương trình sách giáo khoa có thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá không? Ông Thanh mong muốn sách giáo khoa phải làm sớm để giáo viên nghiên cứu trước, “không thể vào dạy chương trình mới được xem sách giáo khoa, giáo viên vừa dạy vừa xem”.

Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông mới, đổi mới giáo dục
Cô Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định

Ông Thanh cũng nêu vấn đề giai đoạn nào thực hiện thí điểm chương trình? “Nếu chưa chuẩn bị kỹ nên dời thời gian áp dụng đại trà, nếu không, sẽ lặp lại lịch sử “phá sản” như chương trình phân ban trước đây, học sinh lại phải đưa ra làm vật “tế thần””…

Không đào tạo giáo viên trước, chương trình khó thành công

Hàng loạt những câu hỏi, đề xuất khác cũng đã được giáo viên TP.HCM đặt ra.

Bà Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, Quận Bình Thạnh nhận định dự thảo chương trình giáo dục phổ thông đã có nhiều điểm mới, nhưng vẫn có sự chồng chéo.

"Liệu môn Tin học có nằm trong môn Thế giới công nghệ không? Hoạt động trải nghiệm sáng tạo lâu nay lồng ghép vào trong các môn học, nay tách ra thành môn riêng rất khó cho giáo viên.

Khung chương trình dù đã có nhưng trên thực tế phải xem sách giáo khoa như thế nào, vì đối với môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, giáo viên phải dạy chung cả Kinh tế và Pháp luật hay tách ra người dạy kinh tế, người dạy pháp luật?" - bà Cúc đặt câu hỏi.

Bà Cúc cho rằng, yếu tố quyết định thành công của chương trình là nhân lực, trong đó chủ đạo là giáo viên và học sinh, nhưng một số môn học mới chưa đào tạo giáo viên.

Nếu thực hiện môn học mới mà chưa có kế hoạch bồi dưỡng cho những giáo viên thực tại, kể cả kế hoạch đào tạo sinh viên mới, sẽ dẫn tới chắp vá. Việc chuyển đổi giáo viên phải được suy nghĩ kỹ, vì không thể có một bộ môn mới mở ra, có quyển sách là giáo viên chỉ đọc và dạy. Phải đầu tư bài bản, chứ không phải cần thì chuyển đổi giáo viên” - bà Cúc nhấn mạnh.

Theo bà Cúc, hiện nay sĩ số lớp học đông, trang thiết bị thiếu thốn, nếu thực hiện đại trà chương trình mới sẽ rất khó khăn...

Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông mới, đổi mới giáo dục
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM

Còn bà Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh thì cho rằng nếu giáo viên không được đào tạo trước thì chương trình sẽ không thành công, giáo viên khó tiếp cận chương trình nếu SGK không có sớm.

Ông Huỳnh Tấn Thanh, Giám đốc Trung tân Giáo dục thường xuyên Chu Văn An thì nêu tình trạng “hiện nay nhiều giáo viên rất lơ mơ khi xem dự thảo thì làm sao thực hiện trong năm 2018?”.

Ông Thanh cũng nhấn mạnh một số môn mới phải có lộ trình đào tạo giáo viên. "Không thể mời một diễn viên hay nghệ nhân đi dạy nếu không có kỹ năng sư phạm được" - ông Thanh khẳng định.

Theo ông Thanh, nên xem lại thời gian thực hiện chương trình vì hiện chưa có lộ trình cụ thể. Bộ GD-ĐT chưa trả lời câu hỏi có thí điểm hay không? thí điểm từng khối lớp hay từng môn học?

Đối với môn học tự chọn, chương trình cho học sinh chọn hay giáo viên chọn. Môn trải nghiệm sáng tạo sẽ dạy cái gì, ai là người dạy?

Không thể để tình trạng có một môn học mới rồi đưa giáo viên các môn khác sang dạy” – ông Thanh nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở TP.HCM cho biết, trước đây Bộ GD-ĐT cho phép Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam soạn sách giáo khoa riêng, tuy nhiên, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới vừa có ý kiến nếu 63 tỉnh cùng soạn sách giáo khoa là không nên. Vì vậy, Sở vẫn đang chờ chương trình chi tiết của Bộ để phối hợp cùng nhà xuất bản làm sách.

Đối với môn học địa phương, thành phố sẽ biên soạn và Bộ GD-ĐT thẩm định. Những nét đặc sắc, những địa điểm đặc trưng riêng của TP.HCM sẽ đưa vào môn học này như Cần Giờ, Củ Chi, Ngã ba Giồng...

Lê Huyền

Trường CĐ Cộng đồng Sóc Trăng sai phạm tài chính hơn 8,5 tỷ đồng

VietNamNet

© 1997-2017 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Thành lập ngày 19/12/1997

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Tổng Biên Tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Đường dây nóng: 0923 457 788

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734 , Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: Lầu 5, tòa nhà TF, 408 Điện Biên Phủ, P.11, Q.10, TP.HCM.

Đường dây nóng: 0962 237 788 , Điện thoại: 08 3818 1436 , Fax: 08 3818 1433

® Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Tinh giản biên chế giáo viên không đáp ứng yêu cầu chuyên môn

- Đó là thông tin được Sở GD-ĐT nêu lên tại hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện kế hoạch xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô giai đoạn 2011 - 2016.

Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện kế hoạch, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, tạo nên bước phát triển vững chắc cho ngành giáo dục.

Tuy nhiên, theo ông Đại vẫn còn một số những bất cập cần khắc phục.

giáo viên, biên chế giáo dục
Các giáo viên tại hội nghị.

Đặc biệt, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chưa đồng đều giữa khu vực nội thành và ngoại thành. Tuy tỷ lệ trên chuẩn của đội ngũ quản lý và giáo viên một số ngành học, cấp học của Hà Nội đạt và vượt chỉ tiêu đã đề ra (tính bình quân toàn TP) nhưng số cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ trên chuẩn chủ yếu tập trung ở những trường nội thành. Một số trường ngoại thành vẫn chưa đạt tỷ lệ trung bình của ngành học, cấp học. Một số quận, huyện, thị xã chưa đạt chỉ tiêu về tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ trên chuẩn.

Một số quận, huyện, thị xã chưa đạt chỉ tiêu về tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, tiểu học, THCS có trình độ trên chuẩn là do chưa có cơ chế phù hợp để khuyến khích mọi người đi học. Ngoài ra, cơ chế chính sách trong công tác tuyển dụng chưa hợp lý.

giáo viên, biên chế giáo dục
Ảnh: Thanh Hùng.

“Ngành chỉ được phép tuyển dụng những người đạt chuẩn về trình độ đào tạo với cấp học đó, chưa được phép chỉ tuyển những người có trình độ trên chuẩn vào ngành trừ trường hợp tuyển giáo viên vào các trường chuyên. Trong 5 năm qua, ngành đã tuyển hơn 34 nghìn giáo viên nhưng số trúng tuyển đa số chỉ đạt chuẩn về đào tạo, do đó sau khi tuyển dụng tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn của một số ngành học, cấp học bị hạ thấp. Vì giáo viên đạt chuẩn đào tạo là được quyền dự tuyển”, ông Đại nói.

Ngoài ra, một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế về năng lực quản lý và phương pháp giảng dạy. Cá biệt vẫn có người vi phạm đạo đức nhà giáo bị xử lý kỷ luật.

Do đó, ông Đại cho biết trong giai đoạn 2017 - 2022, Hà Nội sẽ tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học,... đặc biệt là trình độ trên chuẩn cho đội ngũ cán bộ và giáo viên.

"Những cán bộ, giáo viên không đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn cần cho đào tạo lại, bố trí công việc phù hợp, hoặc giải quyết theo chế độ tinh giản biên chế".

Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho rằng tồn tại lớn nhất là một bộ phận giáo viên năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu. "Giáo viên là nhân tố quyết định cho chất lượng giáo dục đào tạo. Phải thống nhất rằng suy nghĩ "Hà Nội không vội được đâu" là không được, mà buộc phải làm nhanh, chặt chẽ và có sản phẩm tốt” - ông Độ nhấn mạnh.

Thanh Hùng

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 kết thúc vào ngày nào?

VietNamNet

© 1997-2017 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Thành lập ngày 19/12/1997

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Tổng Biên Tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Đường dây nóng: 0923 457 788

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734 , Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: Lầu 5, tòa nhà TF, 408 Điện Biên Phủ, P.11, Q.10, TP.HCM.

Đường dây nóng: 0962 237 788 , Điện thoại: 08 3818 1436 , Fax: 08 3818 1433

® Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

"Không chuẩn bị kỹ về giáo viên, chương trình sẽ thành duy ý chí"

- Đánh giá cao những quan điểm, cách tiếp cận mới của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, GS Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, sự chuẩn bị kỹ về đội ngũ, sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các bộ, ngành, đặc biệt là địa phương mới là yếu tố quyết định đối với sự thành công của chương trình.

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể để lấy ý kiến rộng rãi. Ông đánh giá như thế nào về nội dung của bản dự thảo này?

- Tôi đọc nội dung thì thấy rằng việc xã hội tranh luận về dự thảo lần này là đương nhiên. Bởi lẽ, nội dung chương trình GDPT tổng thể mà dự thảo đưa ra có rất nhiều điểm mới so với hệ thống chương trình GDPT hiện tại.

chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới giáo dục
GS Vũ Minh Giang đánh giá cao những điểm mới tích cực trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Lê Văn.

Điều đó cho thấy, ban soạn thảo chương trình GDPT tổng thể đã có một quá trình chuẩn bị công phu, huy động các chuyên gia làm việc một cách tích cực. Và do đó, tôi đánh giá đây là một sản phẩm của quá trình làm việc nghiêm túc.

Đầu tiên, chúng ta thấy những người soạn thảo chương trình đã có sự chuyển đổi từ cách tiếp cận nội dung, dạy và kiểm tra kiến thức sang một cách tiếp cận mới, phù hợp với xu thế hiện nay là tiếp cận năng lực.

Tức là, chương trình mới hướng tới việc khơi dậy, thúc đẩy ở người học những năng lực vốn có và sau đó giúp người học có khả năng bước vào cuộc sống, đi tiếp con đường sau phổ thông.

Chúng ta đều biết, tất cả những gì sau phổ thông phải được chuẩn bị tốt ở giai đoạn phổ thông. Do đó, việc thay đổi cách tiếp cận này là một điểm mới tôi cho là tích cực.

Thứ hai, chúng ta thấy rằng, chương trình đã được xây dựng theo hướng tích hợp.

Hiện nay, bên cạnh các khoa học chuyên ngành đã xuất hiện các khoa học liên ngành nhằm giải quyết những bài toán lớn của tự nhiên và xã hội theo cách nhìn vào tổng thể của đối tượng. Theo nghĩa đó, cấp học phổ thông cũng phải trang bị cho học sinh cách nhìn sự vật trong mối tương liên của chúng.

Điểm thứ ba, tôi cho rằng, chương trình GDPT mới đã đưa ra được những phẩm chất, năng lực cơ bản của học sinh như một "chuẩn đầu ra" cho "sản phẩm" của quá trình đào tạo.

Theo cách đó, các giáo viên sẽ không phải mò mẫm theo kiểu sách giáo khoa có gì thì dạy cái đó, mà họ đều biết sản phẩm của mình sẽ phải đạt được những giá trị nào, những phẩm chất, năng lực nào.

Vậy có điểm nào trong dự thảo ông còn băn khoăn hay muốn góp ý với ban soạn thảo hay không?

- Tôi nghĩ có 2 điểm mà ban soạn thảo cần phải lưu ý.

Đầu tiên, bằng việc đưa ra các môn học tự chọn ở các năm lớp 11 và 12, dường như những người viết chương trình đang định hướng theo cách những em này thì theo ngành khoa học tự nhiên, những em khác đi theo ngành khoa học xã hội. Tôi cho rằng đây là cách tiếp cận lạc hậu.

Chương trình giáo dục phổ thông là một hệ kiến thức hoàn bị. Tất cả kiến thức toán, lý, hóa, văn, sử, địa… ở cấp phổ thông thì tất cả các học sinh đều phải học. Bất kể là sau này em học sinh đó đi theo các ngành tự nhiên hay ngành xã hội thì những kiến thức này đều cần thiết.

Không thể tư duy theo kiểu em sau này đi theo ngành xã hội thì có thể học nhẹ lý, hóa, sinh, còn những em đi theo ngành tự nhiên thì không cần phải học sử, địa.

Việc định hướng phải được thể hiện ở chỗ chúng ta giúp học sinh xác định sẽ học tiếp lên đại học hay đi học nghề sau khi tốt nghiệp phổ thông. Hiện nay, chúng ta hiện vẫn chưa làm tốt công tác này.

Quy luật cho thấy, chỉ có khoảng 10% học sinh phổ thông có thể học tiếp lên đại học, nhưng ở Việt Nam thì gần như ai tốt nghiệp phổ thông cũng đi đại học, không khối A thì khối C. Điều này dẫn đến tình trạng thừa rất nhiều cử nhân như hiện này.

Bên cạnh đó, để việc định hướng nghề nghiệp tốt cần phải có một môn khoa học hướng nghiệp, mỗi trường có một chuyên gia tư vấn hướng nghiệp để theo dõi và tư vấn hướng nghiệp đến từng học sinh căn cứ trên điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của từng em. Trong khi ở ta, việc hướng nghiệp chủ yếu vẫn do bố mẹ là chính.

chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới giáo dục
GS Vũ Minh Giang cho rằng, việc cho học sinh tự chọn môn học theo định hướng phân thành các ban khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên là lạc hậu. Đồ họa: Lê Văn.

Điểm thứ hai, dự thảo đưa yêu đất nước như một phẩm chất chủ yếu của học sinh. Tuy nhiên, tôi lại chưa thấy nội dung giáo dục lịch sử, một môn học dung dưỡng lòng yêu nước, ý thức đối với dân tộc, lại không xuất hiện trong chương trình nhất là cấp tiểu học. Ở cấp THCS việc tích hợp môn sử và môn địa lý cũng là vấn đề.

Tôi đề nghị phải đưa nội dung giáo dục lịch sử vào ngay từ bậc tiểu học. Chúng ta cần phải dạy cho học sinh từ nhỏ, để các em biết được gốc tích, truyền thống của mình ra sao.

Cách dạy có thể căn cứ vào khả năng tiếp thu của từng lúa tuổi. Ở cấp học nhỏ như tiểu học, các em có thể học thông qua các tích truyện hay bộ phim… Có như vậy mới có thể dạy cho học sinh về lòng yêu nước chứ không thể nói khẩu hiệu yêu nước chung chung được.

Một trong những vấn đề nhiều ý kiến lo lắng chính là điều kiện thực hiện chương trình, đặc biệt là sự chuẩn bị về đội ngũ giáo viên - những người sẽ thực hiện chương trình trong thực tế. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

- Tôi cũng cho rằng để thực hiện chương trình thành công, cần phải dành một sự cố gắng thích đáng cho việc xây dựng đội ngũ, đặc biệt là công tác đào tạo lại đội ngũ hiện có, bao gồm cả những cán bộ quản lý lẫn các giáo viên trực tiếp đứng lớp.

Nếu không đảm bảo được điều kiện này thì tất cả chương trình viết ra sẽ mang nặng sự duy ý chí. Những người trong ban soạn thảo viết ra chương trình nhưng không phải là người thực hiện chương trình mà chính là những giáo viên, những người quản lý ngành giáo dục ở từng địa phương. Do đó, điều quan trọng là những người này phải thấu hiểu chương trình mới.

Sau hết, để đảm bảo chương trình thành công, tôi nghĩ cần có sự vào cuộc của tất cả các bộ ngành, địa phương từ cấp cao nhất.

Chúng ta đều biết, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là vấn đề mang tính quốc sách ảnh hưởng tới tương lai phát triển của đất nước. Do đó, một mình Bộ GD-ĐT sẽ không thể thực hiện được mà cần có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là với chương trình GDPT thì vai trò của các địa phương là rất quan trọng.

Lấy ý kiến rộng rãi là một cách đối thoại với giáo viên

Việc Bộ GD-ĐT công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận xã hội như hiện nay là một cách đối thoại giữa ban soạn thảo với các giáo viên. Mọi người ai thấy có điểm nào bất hợp lý từ thực tiễn mình trải qua thì có thể góp ý gửi tới ban soạn thảo.

Chúng ta đã thấy rất nhiều ý kiến góp ý kể từ khi dự thảo được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những ý kiến đóng góp sẽ là những góc nhìn từ thực tế gửi về để ban soạn thảo có cơ sở để điều chỉnh chương trình cho phù hợp.

- GS Vũ Minh Giang


Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Lê Văn (thực hiện)

Thủ khoa bài thi trắc nghiệm mách nước bí quyết giành điểm cao

- Trở thành thủ khoa ĐHQG Hà Nội năm 2016 khi đạt 124/140 điểm ở bài thi theo hình thức trắc nghiệm, Trần Hoàng Hà đã chia sẻ bí quyết làm bài hiệu quả cho các sĩ tử năm nay.

Trúng tuyển cả ĐHQG Hà Nội và Trường ĐH Y Hà Nội trong mùa tuyển sinh năm ngoái, Trần Hoàng Hà lựa chọn theo học Trường ĐH Y Hà Nội và hiện là sinh viên năm nhất ngành Bác sĩ đa khoa.

kỳ thi THPT quốc gia 2017, thi THPT quốc gia năm 2017, thi trắc nghiệm
Trần Hoàng Hà

Chia sẻ về cách ôn thi, Hà cho rằng không nên học theo quá nhiều sách tham khảo, mà thay vào đó học vừa phải và cơ bản phải nắm chắc bí quyết. Đối với Hà, việc học như “đào sâu quốc bẫm”, chính vì vậy không được phép bỏ qua bất cứ phần nào trong sách giáo khoa.

Học bằng cách làm đề tham khảo

Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa các sĩ tử sẽ bước vào kỳ thi, trong khi cách thi liên quan đến nhiều môn, do đó theo Hà việc học thêm các kiến thức ở thời điểm này có phần hơi muộn. “Nếu bây giờ bắt đầu học thì khá là khó, nhưng khó không có nghĩa là chúng ta bỏ qua hoàn toàn”.

Theo Hà, trong giai đoạn nước rút này thì cách học hợp lý nhất là làm các đề tham khảo của trường hoặc trong các cuốn sách, thấy mình hổng chỗ nào thì bổ sung kiến thức chỗ đó.

“Với cách học này, thay vì tập trung vào phần mình chưa biết sẽ hơi gấp rút và hiệu quả chưa chắc đã cao, thì các bạn có thể ôn luyện những kiến thức mà mình đã có, cái gì chưa có thì sẽ bổ sung thêm”.

Tuy nhiên, Hà cho rằng không nên làm quá nhiều đề tham khảo mà quan trọng là làm xong đề nào phải nhận ra những phần nào mình chưa chắc.

“Các bạn cũng đừng quá buồn khi gặp tình huống đề thì được điểm cao, đề thì bị điểm thấp. Với những đề chỉ đạt điểm thấp, mình sẽ xem yếu ở phần nào để tập trung phần đó”.

Ở những bài thi tổ hợp, có thể tìm ra mối liên quan giữa những môn học với nhau.

“Ví dụ, trong quá trình làm đề Vật lý hoàn toàn có thể vận dụng kiến thức của Toán để bổ trợ. Văn học, Lịch sử và Địa lý càng có liên quan nhiều, như một vùng đất này thì có những danh nhân gắn liền với những sự kiện lịch sử nào, tái hiện trong các tác phẩm văn học ra làm sao...

Khi chúng ta biết dựa trên các mối liên quan đó thì sẽ dễ dàng hơn là học rời rạc từng môn. Những mối liên hệ này đôi khi cũng do vô tình trải nghiệm và nhận ra, chứ không phải học là biết ngay. Đặc biệt, nên nhờ sự hỗ trợ của thầy cô, để hiểu nhiều ngóc ngách, ngọn ngành vấn đề hơn, qua đó dễ nhớ hơn” - Hà chia sẻ.

Kinh nghiệm trong phòng thi

Hoàng Hà đặc biệt lưu ý việc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc làm bài thi.

"Khi bắt đầu làm bài sẽ chọn những câu đơn giản để làm trước lấy tâm lý. Những câu làm được sẽ làm rất nhanh, những câu nào không biết cách làm hoặc biết cách làm nhưng các bước tính toán dài dòng thì để lại sau. Sau khi “lội” qua được hết tất cả các câu thì sẽ quay lại làm những câu chắc chắn biết làm trước, sau mới tìm cách làm những câu chưa biết làm hoặc cần thời gian để tìm hiểu thêm. Để đỡ mất thời gian lần lại có thể đánh dấu câu tạm bỏ qua".

“Có 2 lỗi mà nhiều bạn hay mắc phải. Một là quá tập trung vào những câu khó. Hai là làm lướt qua quá nhanh và không đủ chắc chắn, nên làm bị sai”.

Bài thi trắc nghiệm khi không yêu cầu cao việc trình bày như làm tự luận và quan trọng kết quả cuối cùng. “Vì vậy, trong quá trình giải, bỏ qua những bước suy luận trung gian trừ khi bài quá khó, sẽ bớt được thời gian dành cho việc viết. Số liệu nào quan trọng hãy ghi ra giấy nháp chứ đừng để ở đề bài, đọc sẽ bị rối”.

kỳ thi THPT quốc gia 2017, thi THPT quốc gia năm 2017, thi trắc nghiệm
Trần Hoàng Hà và cô giáo của mình thời THPT.

Nói về cách nhớ, Hà cho biết em học thuộc thông qua mối liên quan suy luận, logic. “Hãy nhớ cái mà bạn thấy dễ nhớ nhất và chỉ cần nắm vững một quy luật là hoàn toàn suy luận ra được những quy luật còn lại”.

Hà cho biết hướng dẫn về cách sử dụng máy tính cầm tay để giải một số bài tập được chia sẻ rất nhiều trên mạng, và thí sinh hoàn toàn có thể tìm xem và tự học. Tuy nhiên, việc này rất dễ dẫn đến chuyện chỉ thuộc công thức mà không hiểu bản chất.

Theo Hà, với một số câu hỏi không nhất thiết phải tính toán quá chi tiết hoặc phải biết cách làm, mà hoàn toàn có thể dựa vào những dữ kiện trong đề bài để phân tích, dự đoán, loại trừ kết quả.

“Với những câu hỏi hoàn toàn trong khả năng, các bạn vẫn nên làm ra kết quả cuối cùng để chắc chắn 100%, bởi số lượng câu hỏi trắc nghiệm rất lớn và thời gian có hạn. Nên đặt suy nghĩ làm xong câu nào chắc chắn luôn câu đấy để không mất thời gian quay lại từ đầu. Khi quay lại sẽ chỉ dành thời gian cho những câu hỏi nào mà cảm thấy phân vân. Đặc biệt, luôn nhớ câu khó thì bỏ qua để làm sau”.

Những câu khó không giải được sẽ dựa vào dữ kiện đề bài để dự đoán, khoanh vùng kết quả.

“Ví dụ, ở môn Toán, đề bài cho một tam giác cho biết một số thông số góc và cạnh nào đấy và yêu cầu tính cạnh còn lại. Bỏ qua tất cả, ta có thể dựa vào bất đẳng thức tam giác là một cạnh phải bé hơn tổng 2 cạnh và lớn hơn hiệu 2 cạnh còn lại, để từ đó có thể loại trừ bớt đáp án. Việc này có thể không đưa ra đáp án cuối cùng, nhưng giúp khoanh vùng được và tăng xác suất chọn đúng đáp án”.

Thanh Hùng

Chuyện ít biết về gia đình các vị tướng Việt Nam

VietNamNet

© 1997-2017 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Thành lập ngày 19/12/1997

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Tổng Biên Tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Đường dây nóng: 0923 457 788

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734 , Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: Lầu 5, tòa nhà TF, 408 Điện Biên Phủ, P.11, Q.10, TP.HCM.

Đường dây nóng: 0962 237 788 , Điện thoại: 08 3818 1436 , Fax: 08 3818 1433

® Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Công an kết luận vụ nữ sinh lớp 11 tố bị thầy giáo ép "quan hệ" nhiều lần

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Ứng Hòa (Hà Nội) vừa có thông báo kết quả giải quyết vụ tố giác thầy giáo có hành vi dụ dỗ và quan hệ tình dục với nữ sinh 17 tuổi tại thôn Đinh Xuyên, xã Hòa Nam từ cuối năm 2016.

Cụ thể, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Ứng Hòa nhận được tin báo về tội phạm từ Công an xã Hòa Nam vào ngày 15/12/2016 với nội dung: Từ ngày 9/10/2015 - tháng 12/2016, ông Đinh Hải Hồng (sinh năm 1974, trú tại thôn Đinh Xuyên, xã Hòa Nam) có hành vi dụ dỗ và quan hệ tình dục với cháu Vũ Thị Thúy V., sinh ngày 6/2/2000 ở cùng thôn.

Ông Hồng là giáo viên của Trường THCS Hòa Nam.

nữ sinh, thầy giáo
Nữ sinh V.

Sau quá trình kiểm tra, xác minh Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Ứng Hòa kết luận căn cứ vào hồ sơ giải quyết tin báo đã có đủ cơ sở xác định: Từ tháng 10/2015, giữa cháu V. và Đinh Hải Hồng có quan hệ tình cảm yêu đương. Lời khai của cháu V. xác định từ ngày 13/6/2016 đến tháng 12/2016, V. và Hồng đã quan hệ tình dục với nhau 6 lần. Các lần quan hệ do có tình cảm yêu đương nên V. đều đồng ý quan hệ, Hồng không đánh đập hay ép buộc gì V. cả và khi quan hệ chỉ có hai người với nhau và không có ai chứng kiến hay biết sự việc. Do không có nhân chứng và Hồng không nhận đã quan hệ tình dục với cháu V. nên cơ quan điều tra không có căn cứ để chứng minh việc quan hệ tình dục giữa Hồng và cháu V.

Ngoài ra, theo lời khai của cháu V., lần quan hệ tình dục đầu tiên giữa hai người là vào ngày 13/6/2016, lúc này V. đã trên 16 tuổi. Do vậy, nếu có hành vi quan hệ tình dục thì hành vi của Đinh Hải Hồng không đủ yếu tố cấu thành tội Giao cấu với trẻ em quy định tại Điều 115, Bộ luật Hình sự.

Do biết được mối quan hệ giữa V. và Hồng, ngày 6/12/2016, bà Nguyễn Thị Hồng Lê (vợ của Hồng) đã có hành vi túm tóc, cổ áo rồi kéo V. vào trong nhà và dùng tay tát nhiều cái vào mặt, vào người V. Hậu quả làm V. bị bầm tím ở cẳng chân trái. Mặc dù bà Lê không nhận việc đã đánh cháu V. nhưng cơ quan điều tra vẫn có đủ tài liệu để chứng minh Lê dùng tay, chân đánh vào đầu, lưng, người cháu V.

Tuy nhiên, V. đã không đi khám điều trị ở đâu nên cơ quan điều tra không có căn cứ để giám định thương tích đối với cháu V. Do vậy, hành vi của Nguyễn Thị Hồng Lê không đủ yếu tố cấu thành tội Cố ý gây thương tích quy định tại điều 104 - Bộ luật Hình sự.

Xét thấy hành vi của Đinh Hải Hồng và Nguyễn Thị Hồng Lê không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, ngày 14/4/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Ứng Hòa ra quyết định không khởi tố vụ án “Giao cấu với trẻ em” xảy ra từ ngày 13/6/2016 đến tháng 12/2016; không khởi tố vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra ngày 6/12/2016 cùng xảy ra ở thôn Đinh Xuyên, xã Hòa Nam. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Thị Hồng Lê về hành vi đánh nhau quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167 của Chính phủ.

Về mặt dân sự, cháu V. yêu cầu bà Nguyễn Thị Hồng Lê phải bồi thường thương tích cho mình theo quy định của pháp luật. Cơ quan điều tra đã hướng dẫn cháu V. viết đơn yêu cầu bồi thường dân sự gửi đến Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa.

Về việc ông Hồng có quan hệ tình cảm yêu đương với cháu V. và bà Lê đánh cháu V. là trái quy định về đạo đức nhà giáo, cơ quan điều tra đã có công văn báo cáo UBND huyện để chỉ đạo các phòng, ban liên quan xử lý ông Hồng, bà Lê theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, phía gia đình nữ sinh này cho biết không đồng tình với kết luận này và tiếp tục kiến nghị lên cơ quan điều tra cấp trên.

Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ cháu V. cho biết, ngày 24/4 đã tiếp tục gửi kiến nghị lên Công an TP Hà Nội, Bộ GD-ĐT cùng Thanh tra Sở GD-ĐT để yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.

Thanh Hùng