Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

ĐH Tokyo điều tra gian lận báo cáo khoa học

Hôm 20/9, ĐH Tokyo vừa công bố sẽ bắt đầu một cuộc điều tra về những khiếu nại nặc danh khẳng định có những bịa đặt và làm sai lệch dữ liệu trong 22 bài báo của 6 nhóm nghiên cứu trong trường đại học này.

ĐH Tokyo, điều tra gian lận, báo cáo khoa học
ĐH Tokyo, Nhật Bản

Một nhóm hoặc một cá nhân có tên là “Ordinary_reseachers” đã đặt ra những câu hỏi chi tiết về các dữ liệu và đồ thị trong hơn 100 trang gửi tới ĐH Tokyo trong 2 đợt vào ngày 14/8 và 29/8.

Trường này không nêu tên các nhà nghiên cứu và các ấn phẩm đang bị nghi ngờ, tuy nhiên những tài liệu này cũng được đăng tải trên mạng bằng tiếng Nhật. Họ xác định hầu hết các bài viết về lĩnh vực y sinh học đăng trên các tạp chí Nature, Cell, The New England Journal of Medicine và một số tạp chí khác. Tác giả trên 7 bài viết là bác sĩ, chuyên gia về bệnh tiểu đường Takashi Kadowaki – nguyên giám đốc bệnh viện ĐH Tokyo và hiện vẫn đang là giảng viên của trường y.

“Đây là một lời buộc tội hoàn toàn vô căn cứ và sai lệch của một người giấu mặt” – ông Kadowaki chia sẻ với tờ ScienceInsider trong một email. “Chúng tôi có niềm tin tuyệt đối về tất cả những dữ liệu của mình” – ông viết.

Thông báo chính thức về việc điều tra vụ việc này đã được đưa ra sau khi ĐH Tokyo tiến hành một cuộc điều tra sơ bộ. Thông báo nhấn mạnh rằng cuộc điều tra sơ bộ chưa khẳng định bất cứ sai phạm nào. Theo quy định nội bộ của nhà trường, một nửa sổ thành viên trong ban điều tra sẽ không phải là cán bộ nhân viên của trường.

Nhóm tố cáo giấu mặt “Ordinary_researchers” khẳng định đã gửi các tài liệu, trong đó có các chi tiết về những khoản tài trợ được sử dụng để hỗ trợ việc nghiên cứu tới Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, các cơ quan tài trợ, các tổ chức học thuật và giới truyền thông.

Một số nhà phê bình đã ghi nhận rằng, những bài học “scandal” khoa học trước đó có vẻ chưa được thấm nhuần. “Nếu các cáo buộc là đúng, thì một số phòng thí nghiệm hàng đầu ở ĐH Tokyo đã tiếp tục các sai phạm và giả mạo 10 năm nay” – ông Masahiro Kami, nguyên là nhà nghiên cứu y học của trường, hiện đang là giám đốc điều hành Viện Nghiên cứ Quản lý ý học nhận định.

  • Nguyễn Thảo (Theo Science Mag)

Bộ Giáo dục phản hồi thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc

- Chiều 22/9, Bộ GD-ĐT phản hồi thông tin về dự kiến thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ nhất trong trường phổ thông.

Thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc từ lớp 3
Thí điểm học tiếng Nhật ở 5 trường tiểu học trong toàn quốc

Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, “ngoại ngữ thứ nhất” là ngoại ngữ bắt buộc.

Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn một trong bốn ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất.

Năm 2011, Bộ GD-ĐT bổ sung quy định về việc Tiếng Nhật được dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ hai tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

Còn “ngoại ngữ thứ hai” là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học.

Căn cứ vào ngoại ngữ thứ nhất, học sinh có thể chọn một trong năm ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ thứ hai.

Ví dụ, học sinh đã học tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất thì có thể chọn học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ hai.

Gần đây, tiếng Đức và tiếng Hàn được Bộ GD-ĐT cho phép dạy học thí điểm như ngoại ngữ thứ hai ở các địa phương, trường học có nhu cầuvà có đủ điều kiện dạy - học.

Theo Quyết định 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một trong những nhiệm vụ của Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" là:

"Xây dựng và triển khaichương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ; tốt nghiệp trung học đạt trình độ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ.

Tổ chức xây dựng các chương trình ngoại ngữ phổ thông 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12, biên soạn sáchgiáo khoa, tài liệu học tập, giảng dạy, phù hợp với quy định về năng lực trình độ của mỗi cấp, lớp học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng, thực hiện các chương trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trong các cơ sở của mình.

Ngoài chương trình đào tạo môn ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1), học sinh có thể tự chọn học thêm một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2). Việc bố trí dạy môn ngoại ngữ 2 chỉ thực hiện từ lớp 6 đến lớp 12 với trình độ đạt tương đương bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông".

Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, trong đó có hoạt động xây dựng chương trình môn học Tiếng Nga, Tiếng Trung Quốc theo chương trình mới - hệ 10 năm như đã xây dựng đối với tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật.

Việc xây dựng chương trình này nhằm đảm bảo người học khi hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt được các chuẩn đầu ra quy định theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đã được ban hành.

  • Song Nguyên


Bí quyết vàng ôn IELTS 4 tháng đạt 8.0

Dồn lực ôn luyện trong 4 tháng với những bí quyết "độc" như viết báo, đọc sách, xem phim và kể cả phải nói tiếng Anh một mình là những bí quyết giúp Phạm Long Vũ, học sinh lớp 12DDH trường THPT Vinschool đạt 8.0 IELTS.

vietnamnet

Phạm Long Vũ (phải), học sinh lớp 12 trường Vinschool mới đây vừa đạt 8.0 IELTS.

Công thức "đam mê + mục tiêu"

“Từ nhỏ em đã đặt mục tiêu đi du học nhưng lại không phải người đam mê tiếng Anh. Mãi đến năm lớp 10 được học cô Nguyễn Thu Trang, các tiết học sôi nổi và cách dạy tiếng Anh "từ trái tim" của cô đã khiến tình yêu Anh ngữ trong em lớn dần. Không cần bố mẹ hay thầy cô nhắc nhở, em tự học tiếng Anh mỗi ngày rồi đam mê môn học này một cách tự nhiên lúc nào không biết. Học tiếng Anh bằng niềm yêu thích, em thấy có sự tiến bộ rõ rệt và nhanh hơn nhiều. Học khá tiếng Anh, em dần đọc được những cuốn sách Anh ngữ, tiếp cận và biết thêm rất nhiều kiến thức mới. Điều đó càng khiến em yêu thích và say mê tiếng Anh hơn”, Vũ chia sẻ.

Nhưng chỉ say mê thôi chưa đủ, sự kết hợp giữa tình yêu với mục tiêu rõ ràng được Vũ xem là yếu tố quan trọng nhất giúp em đạt được điểm IELTS cao như vậy. Từ kinh nghiệm của bản thân, Vũ nhận thấy nếu chỉ học vì đam mê mà không có định hướng thì khó có đích đến; còn chỉ học vì mục tiêu mà không có sự yêu thích thì rất khó có kết quả cao.

Mục tiêu của Vũ là sau khi học hết lớp 12 ở trường Vinschool, em có thể dành học bổng và trở thành sinh viên ngành Hóa học của trường Đại học Northeastern, Boston, Mỹ, sau đó tiếp tục học MS và nghiên cứu sinh tại Mỹ.

Viết báo, đọc sách và xem phim

Là người yêu thích sách từ nhỏ, Vũ cho biết sách vừa là điều kiện giúp em học tiếng Anh tốt hơn, vừa là lý do, động lực để em ngày càng yêu thích môn học này. Nhờ thói quen đọc sách tiếng Việt, Vũ nhanh chóng hình thành thói quen đọc sách tiếng Anh mỗi ngày. Từ đó, kỹ năng đọc hiểu, viết luận, tư duy bằng tiếng Anh của em tiến bộ nhanh chóng. Khi thấy việc học tốt Anh ngữ mở ra cánh cổng giúp mình tiếp cận được nhiều tri thức mới, Vũ càng quyết tâm, say mê học tiếng Anh hơn. Bởi vậy, kinh nghiệm được Vũ đúc rút là “thói quen đọc sách, bắt đầu từ các cuốn sách tiếng Việt là vô cùng quan trọng, nếu muốn bắt đầu với ngôn ngữ thứ hai”.

Đạt 7.5 phần thi Viết, điều Vũ thấy biết ơn nhất là quãng thời gian em tham gia câu lạc bộ Báo của Nhà trường, viết song ngữ cho ấn phẩm MVM (Monthly Vinschool magazine). “Quá trình viết cho tạp chí tháng của trường đã giúp em nâng cao kỹ năng Viết luận bằng tiếng Anh rất nhiều. Lần ôn IELTS vừa qua, em chỉ có đúng 2 tuần để luyện kỹ năng Viết”, Vũ nói.

vietnamnet

Quãng thời gian Vũ tham gia viết báo cho ấn phẩm MVM - Tạp chí song ngữ của học sinh Vinschool đã giúp Vũ nâng cao kỹ năng viết luận bằng tiếng Anh.

Nghe là phần thi Vũ dành được điểm số cao nhất. Theo Vũ, đây cũng là mảng dễ ghi điểm nhất khi thi IELTS, không phải bởi nó dễ hơn các kỹ năng khác mà vì có nhiều cách để luyện nghe mà không mất quá nhiều thời gian. Là người thích xem phim và yêu thích môn Hóa học, lúc đầu, Vũ chọn các bộ phim yêu thích và video về Hóa để tăng hứng thú. Sau đó, khi khả năng nghe đã tốt hơn, Vũ chọn nghe đa dạng các lĩnh vực để bổ sung từ vựng.

Cuối cùng, theo Vũ, từ vựng là chìa khóa then chốt nhất với môn tiếng Anh, đặc biệt là khi làm bài kiểm tra kỹ năng Đọc. Hai cuốn sách Vũ khuyên các bạn luyện thi IELTS nên dành thời gian đào sâu là “Cách học 500 từ SAT để nhớ mãi mãi” và từ điển Oxford. Vũ giải thích: “Đầu năm học, việc đầu tiên các thầy cô môn tiếng Anh dặn chúng em là cần chuẩn bị từ điển Anh-Anh. Việc này rất hữu ích, nhất là học những từ đồng nghĩa và cách họ dùng tiếng Anh để giải thích các từ tiếng Anh. Điều đó giúp em vận dụng được nhiều khi Đọc hiểu và Viết luận”.

“Ăn tiếng Anh, ngủ tiếng Anh”

Với nền tảng tiếng Anh tốt, Vũ dành khoảng gần 4 tháng để ôn luyện IELTS. Vũ tâm sự, cũng như nhiều gia đình, bố mẹ em không giỏi tiếng Anh và em cũng không có điều kiện giao tiếp bằng tiếng Anh mỗi ngày. Nhưng Vũ luôn tự nghĩ ra các đề tài khác nhau, luyện nói tiếng Anh mọi lúc mọi nơi, thậm chí là... tự đối thoại với chính mình.

vietnamnet

Môi trường tiếng Anh cởi mở với nhiều hoạt động trong giờ chính khoá cũng như ngoại khoá là điều kiện để tạo niềm yêu thích tiếng Anh dành cho các bạn học sinh.

May mắn là tại Vinschool, Vũ và các bạn được học trong môi trường cởi mở, các giáo viên Việt Nam và bản ngữ đều nhiệt huyết, có nhiều hoạt động ngoại khóa giúp các em tự tin giao tiếp và cả tư duy bằng tiếng Anh. Đặc biệt, từ năm học 2016-2017, Nhà trường còn có lộ trình đưa Chương trình tiếng Anh Cambridge vào giảng dạy ở khối Phổ thông liên cấp, giúp học sinh sau khi hoàn thành chương trình THPT đủ khả năng theo học tại các trường đại học quốc tế, có nhiều lợi thế khi đi du học trên toàn thế giới.

Từ môi trường "ăn tiếng Anh, ngủ tiếng Anh", những nỗ lực cá nhân, tình yêu cùng mục tiêu kiên định, Vũ đã tạo đạt được kết quả đáng tự hào."Giỏi tiếng Anh sẽ mở ra cho các bạn rất nhiều cơ hội mới, đừng bỏ qua chiếc chìa khoá vàng này", đó là những gì Vũ muốn chia sẻ với tất cả bạn bè mình.

Minh Tuấn

Trường bị giải thể trong ngày khai giảng

Trong ngày khai giảng 5/9, một trường tư thục liên cấp ở TP.HCM phải giải thể với lý do bị thu hồi mặt bằng.

Sự việc xảy ra tại Trường THCS-THPT Âu Lạc, quận Gò Vấp, TP.HCM.

Trước đó, trường cũng có động thái gửi thông báo đến toàn bộ phụ huynh và học sinh, sẽ trả lại hồ sơ để học sinh xin vào học trường khác. Nhưng không ngờ sự việc xảy ra quá đột ngột.

Vì vậy, trước khai giảng một ngày, hiệu trưởng nhà trường đã xin danh sách và số điện thoại của tất cả học sinh từ giáo viên chủ nhiệm, sau đó gọi điện cho phụ huynh thông báo việc trường sẽ đóng cửa vào ngày 5/9 và đề nghị phụ huynh, học sinh đến rút hồ sơ.

giải thể trường, khai giảng, giải thể trường vào ngày khai giảng,THCS-THPT Âu Lạc,

Trường THCS-THPT Âu Lạc bị giải thể trong ngày khai giảng

Một học sinh của trường cho biết, “em đang háo hức chờ đến ngày khai giảng thì bất ngờ ngày 4/9, bố mẹ em nhận được điện thoại của thầy hiệu trưởng hiệu thông báo ngày mai lên rút hồ sơ để chuyển sang trường khác vì trường bị thu hồi mặt bằng và giải thể”.

Còn một giáo viên cũ của trường cũng cho biết, “khi trường thông báo trả lại hồ sơ để học sinh xin vào học trường khác, nhiều phụ huynh, học sinh đã hỏi chúng tôi về việc trường giải thế nhưng chúng tôi chưa biết cụ thể như thế nào. Mặc dù chúng tôi cũng tiên đoán việc trường bị giải thể chỉ là sớm hoặc muộn. Những năm gần đây trường lâm vào cảnh nợ nần, không tuyển sinh được. Nhưng không ngờ sự việc xảy ra quá nhanh, đúng vào ngày khai giảng thì đau xót quá”.

Cô giáo này cũng cho biết, gần khuya ngày 4/9 có nhận tin nhắn từ ban giám hiệu thông báo, trường sẽ ngưng hoạt động dạy và học vào ngày 5/9 với lý do bị thu hồi mặt bằng.

Như vậy, sáng 5/9, khi học sinh cả nước đang hân hoan trong ngày khai giảng năm học mới, thì Trường THCS - THPT Âu Lạc bị giải thể. Ngày khai giảng cũng là ngày chia tay của giáo viên, học sinh của trường.

Theo ông Nguyễn Quốc Cường, nguyên hiệu trưởng Trường THCS-THPT Âu Lạc cho biết, sự việc xảy ra đúng ngày 5/9 nhưng hiện tại mọi việc đã rất ổn. Hơn 10 giáo viên cũ của trường nay đã tìm được việc làm ở trường mới. Hơn 130 học sinh của trường đang theo học ở trường khác.

Về lý do trường bị giải thể, ông Cường cho rằng “việc trường bị giải thể có lý do tế nhị, và do hội đồng trường quyết định. Bản thân tôi là hiệu trưởng nhưng cũng là người làm thuê khi nhận được quyết định của hội đồng thì phải thông báo cho học sinh và giáo viên”.

Còn phó trưởng phòng quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, trước đó, ngày 31/8, Sở nhận được thông báo từ trường Âu Lạc với nội dung chủ sở hữu đất lấy lại mặt bằng. Khi sự việc xảy ra, nhà trường đã tích cực tạo điều kiện để phụ huynh học sinh rút hồ sơ, đồng thời liên hệ với các trường khác để nhận những học sinh này. Sở đã lập đoàn kiểm tra và khả năng sắp tới sẽ quyết định đình chỉ hoạt động của Trường THCS - THPT Âu Lạc.

Tuy nhiên, một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM thì bày tỏ, “việc trường bị giải thế đúng vào ngày khai giảng đúng là “buồn không thể tả” đối với ngành chúng tôi, nhưng đó là quy luật của giáo dục. Những trường tốt sẽ được người dân tín nhiệm để phát triển. Những trường kém chất lượng, cơ sở vật chất không đảm bảo chấp nhận quy luật đào thải.

Lê Huyền

"Việc học đang được đẩy căng tới dương vô cực"

Một cựu học sinh ở Khánh Hòa, vừa tốt nghiệp THPT năm 2016, hiện là sinh viên năm thứ nhất một trường đại học tại TP.HCM, cho biết điều mà mà em nản nhất trong năm học lớp 12 vừa qua chính là việc tăng tiết.

Sau khi đọc được bức thư "ghét học" trên VietNamNet, A. (nhân vật xin được giấu tên) chia sẻ rằng “em bác bỏ một quan điểm rằng chúng em học giỏi nhưng biết gì chuyện người lớn mà nói, họ tưởng chúng em hãy còn trẻ con, không hiểu chuyện xã hội”.

học sinh, dạy thêm học thêm, tăng tiết

Phụ huynh đứng chờ con trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tại TP.HCM

(Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Sự căng thẳng đang tới "dương vô cùng"

Theo A., việc nhà trường chịu áp lực vì một số học sinh trượt tốt nghiệp của khóa trước mà bắt học sinh khóa sau phải học tăng tiết lại có phần nào đó chưa thỏa đáng.

Đầu tiên, việc học là chúng em học. Sao nhà trường chỉ hỏi ý kiến phụ huynh mà không hỏi ý kiến chúng em? Có câu hiểu con không ai bằng cha mẹ. Nhưng thử hỏi có bao nhiêu phụ huynh là giới trí thức hiểu chuyện, và bao nhiêu phụ huynh suốt ngày lo việc đồng áng chân lấm tay bùn. Họ thì làm sao hiểu được chúng em cần gì, thiếu gì trong học tập?”.

A. cho rằng rất nhiều phụ huynh đồng ý với nhà trường trong việc tăng tiết vì con mình kém. Một số phụ huynh khác không rõ thực hư, dù không hoàn toàn đồng ý cũng gật đầu.

“Họ lo cho con em họ, nhưng cái đó một phần là do hiệu ứng đám đông. Như thể giữa một rừng người tâm thần mà bạn cố tỏ ra bình thường thì bạn mới chính là người tâm thần” – A. nhận xét.

“Giáo viên vẫn bảo “Chúng tôi trực tiếp đứng lớp, chúng tôi hiểu các em cần gì, các em đi học tăng tiết đi, tôi bảo đảm điểm của các em được cao. Ở bên ngoài người ta cứ lên lớp dạy xong rồi thôi, sao quan tâm các em bằng chúng tôi được?”.

Nhưng em thấy một lớp 40 học sinh, giáo viên có thể quan tâm bằng một lớp năm bảy học sinh như lớp chũng em học luyện thi sao? Bản thân người dạy luyện thi đại học cũng là cả danh tiếng của họ nữa mà, họ dễ dàng mặc kệ học sinh như thế sao?”.

A. cũng liệt kê thời khóa biểu mà em đã từng trải qua trong năm học trước: Sáng 5h phải dậy, vệ sinh cá nhân xong, ăn sáng vội một chút, bỏ sách vở vào cặp rồi lên xe chạy tới trường cho kịp giờ. 11h ra khỏi lớp, về tới nhà cũng đã 11h30, ăn uống được một chút rồi phải đi nghỉ ngơi, 13h thì lại phải dậy để tăng tốc tới trường học tăng tiết.

Nội bấy nhiêu đó thôi, 5 ngày liền là đã thấy mệt mỏi rồi” – A. nhớ lại những ngày tháng vất vả.

“Đó là chưa kể chúng em phải ở lại học thêm một môn gì đó, lượng kiến thức tăng tiết sao cho đủ thi đại học, sao cho đủ vào các trường đại học hàng đầu?

Giả dụ ra khỏi lớp lúc 19h, với lượng học sinh đông hơn cả ong vỡ tổ, có khi 10 phút sau chúng em mới ra được khỏi trường, về tới nhà thì đã 19h45. Lúc đó thời sự cũng hết rồi, muốn xem cũng không có để mà xem, thế thì bài nghị luận xã hội của môn Văn, chúng em làm thế nào?”.

Tiếp đó là ngồi vào bàn học ở nhà thì cũng đã 20h30, ôn bài làm bài cũ cũng đến 22h30.

“Nếu chúng em muốn đọc thêm tài liệu, làm thêm thì cũng chỉ được dăm ba bài. Lắm khi, các môn không thuộc khối thi đại học của em lại cho một loạt yêu cầu về nhà, thú thật là đầu óc em cũng chẳng nhồi thêm vào được nữa…”.

Nói một cách tổng thể thì em thấy bản thân không còn thời gian để luyện tập thể thao, cũng không có thời gian để giải trí, xem một tập phim hay nghe một bản nhạc, như thế này thì làm sao gọi là phát triển toàn diện? Sự căng thẳng đang tiến dần tới ngưỡng dương vô cùng”.

“Trong một thế giới mà hằng ngày người ta lại càng đề cao sự năng động trong công việc… thì em học cũng ngồi, ăn cũng ngồi, đi xe đến trường cũng ngồi và một chuyện khác nữa cũng phải ngồi, như vậy có tốt không? Bệnh trĩ và béo bụng đang chờ đón tụi em ở phía trước”.

A. kể rằng em có một đứa bạn nhà vừa xa, gia cảnh lại nghèo, không dám về nhà nên ở lại trường để tiếp tục học tăng tiết. "Mọi chuyện tưởng chừng như bình thường nếu như không nhắc đến việc bạn ấy nhịn đói tới chiều vì chẳng có tiền mà mua thứ gì để lót dạ? Đói rã ruột, đói mốc miệng… Có hôm, em còn mở mắt không nổi, suýt nữa thì tông luôn một người đi đường…".

học sinh, dạy thêm học thêm, tăng tiết

Thí sinh ôn lại bài trước giờ thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tại TP.HCM (Nhân vật không liên quan tới bài viết)

Ảnh Đinh Quang Tuấn

Tại sao không bao giờ là “giảm”?

A. cho rằng cuộc sống là luôn phải tìm cho mình một thế cân bằng để đứng, em cũng phải cân bằng việc nhà và việc học, việc học và việc chơi.

A. băn khoăn “Tại sao tăng tiết mà không có động thái “giảm tiết” nào cho học sinh?".

“Ý em không phải là giảm số tiết mà là giảm yêu cầu của các môn phụ, quãng thời gian ấy và việc tăng tiết ít ra cũng có thể bù trừ, cho chúng em thêm ít thời gian cho cái mà thầy cô vẫn gọi là “tự học””.

Theo A., các nhà trường có thể thay đổi việc học tăng tiết để nếu học sinh có nhu cầu có thể hứng thú hơn, theo kiểu: Ở môn Toán, tập trung hướng dẫn học sinh cách trình bày các bài, các dạng toán sao cho chặt chẽ nhất, ngắn gọn nhất và tối ưu nhất; Sửa các lỗi sai thường gặp, cơ bản khi làm bài và có lẽ là cho thêm các bài khó tầm cỡ đại học.

Ở môn Lí Hóa: Cho thêm các công thức, hướng dẫn những thủ thuật, mẹo hay, hướng xử lí nhanh tối ưu để giải bài nhanh nhất, chính xác nhất; Hệ thống kiến thức giúp học sinh một tay theo từng dạng câu hỏi (ví dụ môn Hóa: các chất nào sau đây tác dụng được với X lập bảng).

Ở môn Anh: Hướng dẫn viết luận, làm bài đọc hiểu (bài chiếm số lượng điểm lớn), chia sẻ cho học sinh các nguồn mà bài đọc hiểu thường lấy.

A. cũng cho biết em còn một số mong muốn để trường học thật sự là ngôi nhà thứ hai đối với học sinh, vì thời gian học sinh ở trường bây giờ rất nhiều.

Thứ nhất, các giáo viên cần tâm lí hơn. “Xin các thầy cô đừng nói mạnh bạo, hung dữ khiến học sinh không những sợ, khó học mà còn dễ stress. Nhưng cũng đừng theo cách nói nhẹ nhàng mà cứ như cứa trong gan ruột, nói nhấn mạnh, lên xuống khiến chúng em phát hoảng”.

Thứ hai, giáo viên các môn không thi đại học giảm áp lực, yêu cầu cho học sinh. “Em đảm bảo là không những chúng em không khinh thường mà trái lại còn rất quý trọng”.

Ngoài ra, giáo viên hãy kể cho học sinh những câu chuyện, những ví dụ ngoài để học sinh thích thú hơn trong học tập, những em học lệch sẽ dễ học bài hơn.

Điều mong mỏi thứ ba của mỗi học sinh, theo A., đó là thầy cô khi dò bài đừng bao giờ hỏi “Ngày hôm qua em làm gì? Tuần trước em làm gì?”. Bởi vì, “Thưa cô, thưa thầy, chúng em còn phải học bài môn khác nữa”.

Mặt khác, giáo viên cũng từng là học sinh, cũng từng học văn chắc cũng biết từ cấp 2 môn Văn đã có bài “Nói giảm nói tránh”.

Một thành quả của một học sinh thầy cô có thể nói là tốt, chưa đủ ý, sơ sài, cần chỉnh sửa, cập nhật thêm hay thậm chí dở ẹc nhưng xin đừng phán: “Bài của em không ra gì!”. Mục đích cuối cùng là tạo cho học sinh động lực thay đổi trong học tập, chứ không phải cho vào phản ứng hóa học một chất ức chế”.

Một giờ học “đáng sợ” khác, với A, là thể dục. “Em biết tập thể dục là yêu cầu của Bộ, nhưng tập trong một điều kiện vô cùng nắng thì hơi gay! Bất công hơn, thầy giáo ở trong mát điểu khiển, yêu cầu học sinh ra nắng đứng”.

A cho rằng việc học bị đẩy lên căng thẳng bởi ở nhà trường, giữa học sinh với các giáo viên bộ môn, với hiệu trưởng thực sự chưa hiểu nhau cần gì.

“Học sinh kém cần đậu tốt nghiệp. Học sinh trung bình cần đậu một trường cao đẳng chẳng hạn. Học sinh khá cần đậu một trường hạng trung. Còn một học sinh giỏi hiển nhiên phải biết vươn cổ ra xa ba ngàn thế giới.

Nhưng với hình thức tính điểm như hiện nay, một học sinh 8.0 chỉ cần thi mỗi môn 2 điểm là đậu tốt nghiệp, bằng tốt nghiệp đâu có xếp loại nên 5 điểm cũng như 9 điểm thôi!

Với số điểm 8.0, học sinh đó nhất định có thể thi 3 môn trong khối thi của mình vào khoảng 7 đến 8 điểm, vậy thì môn còn lại cũng không quá quan trọng nữa, huống hồ là các môn phụ khác…”.

Ban Giáo dục Báo Vietnamnet mở diễn đàn "Tại sao học sinh chán học?".

Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ bangiaoduc@vietnamnet.vn.

Xin chân thành cảm ơn.

Phương Chi ghi

Tổng thư ký HĐ chức danh GS Nhà nước đề xuất về quốc sách tiếng Anh

GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT) cho biết ông từng viết thư ngỏ gửi Bộ Chính trị về cần có quyết sách với tiếng Anh.

Cụ thể, cần có Chỉ thị/ Nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban Bí thư để tăng cường việc dạy, học và sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam.

dạy tiếng Anh, học tiếng Anh, Trần Văn Nhung, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước

"Khả năng sử dụng tiếng Anh của người Việt Nam đang là một trong những rào cản không nhỏ tốc độ hội nhập quốc tế..."

(Ảnh Lê Anh Dũng)

Theo ông Nhung, hai công cụ chiến lược của thời đại hiện nay là Công nghệ thông tin (CNTT) và tiếng Anh.

"Một công thức quan trọng của thời đại toàn cầu hóa ngày nay là CNTT + Tiếng Anh + Bộ Óc tốt = Tất cả (IT + English + Good Brain = All!)"

Bày tỏ sự tôn trọng sự đa dạng và bình đẳng văn hóa, nhưng theo ông Nhung, trên hết phải xuất phát từ chính quyền lợi chính đáng và thiêng liêng của dân tộc khi lựa chọn và quyết định ngoại ngữ thứ nhất.

Theo tôi đó là tiếng Anh, sau đó mới đến các thứ tiếng quốc tế khác” – ông Nhung khẳng định.

Vì chính các nước khi tiếng mẹ đẻ của họ trùng với một thứ tiếng quốc tế nào đó, ví dụ như tiếng Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Trung quốc, Nhật Bản..., họ cũng đều coi tiếng Anh là ngoại ngữ số một”.

Theo thống kê mấy năm trước đây của Hội đồng Anh có 370 triệu người bản ngữ nói tiếng Anh và 375 triệu người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Như vậy có 745 triệu người nói tiếng Anh. Con số này tăng nhanh lên hàng ngày.

GS Trần Văn Nhung đưa hai ví dụ cụ thể là Singapore và Malaysia để tham khảo và so sánh.

dạy tiếng Anh, học tiếng Anh, Trần Văn Nhung, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước

Nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này "không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu"

(Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Theo đó, trong suốt 20 năm đầu khi mới thành lập nhà nước Singapore, Lý Quang Diệu chỉ đạo Bộ Giáo dục nước này dùng luôn (copy) sách giáo khoa phổ thông của nước Anh cho trường học của mình, nhất là đối với các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.

Ông Nhung cho rằng “Đây có lẽ là cách nhanh nhất, khoa học nhất, tiết kiệm nhất để cập nhật, hiện đại hoá nền giáo dục và nói riêng là biên soạn sách giáo khoa, bảo đảm các nguyên tắc của khoa học sư phạm hiện đại, vì các nước phát triển lâu đời như nước Anh đã có truyền thống với nhiều chuyên gia khoa học và giáo dục rất giỏi”.

Phân tích cụ thể, ông Nhung cho biết không chỉ đối với giáo dục phổ thông mà ngay cả những trường đại học nổi tiếng hàng đầu của Singapore như NUS hay NTU, từ lâu đã sử dụng luôn chương trình giảng dạy về khoa học và công nghệ, sách giáo khoa và sách tham khảo, áp dụng việc thi cử và bằng cấp của các đại học đứng đầu thế giới như Harvard, MIT (của Mỹ) và Cambridge, Oxford (của Anh).

Nhờ kiên trì thực hiện chủ trương “nhiều tiếng nói, một ngôn ngữ” để đưa tiếng Anh vào trường học, ngày nay Singapore có lợi thế lớn.

Trong khi đó Malaysia chủ trương dùng tiếng Malay là chủ yếu. Cách đây ít năm, sau 22 năm làm Thủ tướng, ông Mahathir Mohamad đã rút ra bài học kinh nghiệm đắt giá về giáo dục và yêu cầu mọi người Mã Lai hãy trở lại với tiếng Anh và cá nhân ông gương mẫu học trước.

Từ quan điểm và sự phân tích của mình, mà như ông Nhung tự nhận là “một nhà giáo, một người đã “lặn lội, tự học” tiếng Anh mãi ở trong nước mà khi dùng vẫn rất khó khăn, vẫn không tự tin và không thể khá lên được”…, ông Nhung đề nghị “Bộ Chính trị, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, xem xét, tham khảo, vận dụng những kinh nghiệm quý báu của chính đất nước ta (từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh), của Singapore và Lý Quang Diệu, của các nước phát triển thần kỳ khác, để có quốc sách phù hợp cho tiếng Anh song hành cùng CNTT ở Việt Nam”.

Ngân Anh

Nữ sinh cảnh sát bay người quật ngã 3 thanh niên được thăng hàm vượt cấp

- Nữ sinh Lương Thị Hoài Thương- từng “gây bão” mạng với pha bay người kẹp cổ quật ngã 3 thanh niên, đã trở thành thủ khoa đầu ra Trường CĐ Cảnh sát nhân dân I năm 2016 và được thăng hàm lên Thiếu úy.

Trường CĐ Cảnh sát nhân dân I, nữ cảnh sát, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân
Lương Thị Hoài Thương là thủ khoa "kép" của Trường CĐ Cảnh sát nhân dân I năm 2016
(Ảnh: NVCC).

Đạt điểm học tập toàn khóa 9,17, em Lương Thị Hoài Thương (sinh năm 1995, học viên lớp B2C1-H01S, khoa Quản lý hành chính về trật tự xã hội) trở thành thủ khoa đầu ra của Trường CĐ Cảnh sát nhân dân I năm 2016. Năm học thứ nhất, Hoài Thương có kết quả học tập đạt loại giỏi với điểm tổng kết 8,9; năm thứ hai là 9,4. Với kết quả học tập và rèn luyện xuất sắc, Hoài Thương được thăng hàm lên Thiếu úy, trong khi nếu đúng chương trình đào tạo như các bạn em thì khi tốt nghiệp là hàm Thượng sĩ.

Trước đó, cô nữ sinh quê Thái Hòa, Nghệ An từng khiến cộng đồng mạng phát sốt khi thể hiện sự điêu luyện và nhanh nhẹn qua tình huống chiến đấu đối kháng với màn biểu diễn bay người kẹp cổ quật ngã 3 đối tượng tại Liên hoan võ thuật thanh niên công an lần thứ IV khu vực phía Bắc năm 2016.

Trường CĐ Cảnh sát nhân dân I, nữ cảnh sát, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân
Không chỉ xinh đẹp, giỏi võ, cô nữ sinh sinh năm 1995 này còn sở hữu bảng thành tích học tập và rèn luyện đáng nể. (Ảnh: NVCC).

Chia sẻ niềm vui này với PV VietNamNet, Hoài Thương vỡ òa: “Đạt được vinh dự này bản thân em thấy vô cùng tự hào nhưng đó cũng là trách nhiệm lớn đặt lên vai một nữ chiến sỹ cảnh sát. Vì vậy, em càng phải phấn đấu, phát huy hơn nữa năng lực của mình để có thể cống hiến cho đất nước. Càng hiểu rõ công việc của mình, em càng ý thức làm sao ứng xử cho xứng đáng với hình ảnh người chiến sĩ công an trong mắt nhân dân”.

Gặp nữ cảnh sát có màn diễn kẹp ba mãn nhãn

Gặp nữ học viên Lương Thị Hoài Thương (học viên lớp B2C1-H01s, Trường CĐ Cảnh sát nhân dân 1) với màn biểu diễn bay người "cắt kéo" kẹp cổ quật ngã 3 đối tượng.

Nói về phương pháp học tập, Hoài Thương cho biết tự học vẫn là yếu tố quan trọng nhất khi em xác định ngành này ý thức của chính bản thân trong học và rèn luyện là tiên quyết.

Không chỉ xinh đẹp, giỏi võ, Thương còn sở hữu nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Cô từng đạt giải Nhất môn cầu lông cấp tỉnh năm lớp 10, giải Ba học sinh giỏi môn Hóa cấp tỉnh năm lớp 11. Đặc biệt, Hoài Thương cũng là thủ khoa đầu vào của Trường CĐ Cảnh sát nhân dân I.

9X này còn nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an, bằng khen Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, bằng khen TƯ Đoàn, bằng khen Đoàn thanh niên Bộ Công an, giấy khen Cục tham mưu tác chiến K20, 5 giấy khen từ hiệu trưởng và 2 giấy khen của Đoàn thanh niên CĐ Cảnh sát Nhân dân 1.

Hoài Thương cho biết sẽ chính thức nhận hàm và quyết định tại lễ bế giảng khóa học vào ngày 27/9 tới đây. Cô nữ sinh cũng nuôi hy vọng sau khi tốt nghiệp sẽ được giữ lại trường công tác.

Thanh Hùng

Dạy-học Y khoa kiểu mới với Giảng đường thông minh Samsung

Không chỉ cung cấp cho các trường y ở Việt Nam hệ thống giảng đường thông minh, Samsung còn hỗ trợ đưa vào phương pháp học kết hợp nhóm (TBL) nổi tiếng đang được các trường Y ở Mỹ áp dụng mạnh.

Tại buổi trao tặng Giảng đường thông minh cho Trường Y Thái Nguyên, các giảng viên của trường đã giảng thử bài giảng cấp cứu trẻ sơ sinh bằng phương pháp TBL trên các thiết bị điện tử của Samsung.

vietnamnet

Học kết hợp theo nhóm (TBL) đã trở nên phổ biến gần đây trong giáo dục y tế toàn cầu. Mô hình này có thể được áp dụng cho các nhóm lớn lên đến 100 sinh viên. TBL tận dụng những ưu điểm của dạy học theo nhóm nhỏ và học tập, nhưng không cần số lượng lớn giáo viên.

Mô hình này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực giáo dục y tế bởi tính thực tiễn của ngành học này. Y học không phải môn học thuần lý thuyết mà cần được thực hành ngay lập tức để áp dụng kiến thức vào chữa trị cho bệnh nhân. Nhiều trường y đã áp dụng một số phiên bản khác nhau của mô hình TBL, đạt được một số lợi ích lớn và giúp người học ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Y Washington, cá nhân mỗi sinh viên thông qua chương trình áp dụng TBL có khả năng giữ lại kiến thức lâu hơn so với một chương trình giảng dạy bài giảng thụ động truyền thống. Nghiên cứu việc triển khai ban đầu của việc học kết hợp nhóm đã cho thấy sự gia tăng đáng kể việc tham gia của sinh viên vào bài giảng. Nâng cao sự tham gia và chất lượng học tập của sinh viên chính là mục tiêu lớn nhất của TBL.

vietnamnet

Mô hình TBL lần đầu tiên được phổ biến bởi Larry Michaelsen, nhân vật trung tâm trong việc phát triển các phương pháp mới tại Đại học Oklahoma, Mỹ. Larry xác định TBL là một chiến lược giáo dục ưu việt nhất trong môi trường học thuật. Hơn thế, TBL cũng được áp dụng trong đào tạo tại nơi làm việc.

Từ nghiên cứu của Larry Michaelsen, TBL tiếp tục được phát triển bởi Tập đoàn Giáo dục Duke và PricewaterhouseCoopers. Năm 2005, Judy Rosenblum, Chủ tịch của Duke và Tom Evans, Giám đốc Học tập của PricewaterhouseCoopers, bắt đầu nghiên cứu môi trường học tập tại các bệnh viện giảng dạy y khoa. Họ nghiên cứu một số bệnh viện giảng dạy, chủ yếu Bệnh viện Johns Hopkins. Các bệnh viện giảng dạy này đào tạo các bác sĩ song song với quá trình cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh nhân. Đây không phải là giáo dục trong lớp học mà là giáo dục thực hành trong khi điều trị bệnh nhân thực với bệnh thực. Học tập và làm việc trở thành một.

vietnamnet

Trong môi trường học kết hợp với hành đó, việc học tập bằng phương pháp TBL đặc biệt hiệu quả. Từ sự hiệu quả như vậy tại các Bệnh viên y khoa, mô hình này được nhân rộng và lan tới các trường Đại học Y truyền thống tại Mỹ và Châu Âu, biến TBL trở thành một phương pháp giáo dục tiên tiến và nổi bật nhất trong lĩnh vực y học hiện nay.

“Điểm khác biệt của mô hình team-based learning kết hợp với giảng đường thông minh của Samsung so với phương pháp giảng dạy truyền thống là tối ưu hóa thiết bị kỹ thuật số với nội dung đa phương tiện, tạo ra giao tiếp hai chiều trong dạy và học, giúp giảng viên giảng dạy hiệu quả hơn, đồng thời khuyến khích sinh viên tham gia chủ động hơn vào nội dung học tập, từ đó phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp team-based learning và nâng phương pháp này lên một mức cao hơn …”PGS, Tiến sỹ Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng trường ĐH Y Dược Tp.HCM nhận xét.

vietnamnet

Việc cung cấp giảng đường thông minh và phương pháp học mới cho các trường Y là dự án thuộc chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà Công ty Điện tử Samsung bắt đầu thực hiện tại Việt Nam theo định hướng đổi mới giáo dục. Với dự án này, Samsung hi vọng sẽ tiếp tục góp phần giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách về hạ tầng giáo dục so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thúy Ngà

Màn thuyết phục đáng nể giải cứu người của cảnh sát Mỹ

Nhân viên cảnh sát trong clip được tôn vinh là “anh hùng” sau khi đã có một cuộc nói chuyện ngắn nhưng đầy thuyết phục với người đàn ông ngồi trên thành cầu đang có ý định tự tử.

Clip bắt đầu bằng cảnh sĩ quan cảnh sát cố tiếp cận người đàn ông đang tỏ ra chán nản, tuyệt vọng ngồi trên thành cầu. Không nặng nề giáo điều, viên cảnh sát chỉ hỏi anh ta những câu chuyện đời thường và đưa ra một lý do thuyết phục người đàn ông này đi xuống.

Play

Đoạn đối thoại như sau:

- Tôi chán sống rồi!

- Sao anh lại nói vậy?

- Tôi muốn chết

- Đừng nói vậy anh bạn

- Anh còn mẹ không?

- Mẹ tôi chết rồi.

- Có lẽ anh đã có một đêm tồi tệ phải không. Đôi khi tôi cũng vậy... Anh có thể qua phía bên này được không?

Anh thích xem bóng đá không? Anh thích đội nào? NFL hả? Hay Redskins?

- Đúng thế

- Đội nào chơi vào Chủ nhật tuần này vậy?

- Tôi không rõ.

- Tôi cũng không rõ. Anh có nghĩ đội của Carolina sẽ chiến thắng vào ngày mai không?

- Tôi hi vọng thế.

- Trận đấu bắt đầu lúc 7 giờ đấy. Nhưng anh thì đang ngồi đây, anh bạn. Chủ nhật, khi anh đang xem Redskins đá, anh sẽ nhìn lại và nghĩ ‘Mình đã nghĩ gì vào đêm thứ Sáu vậy?”

Anh đã có một đêm tồi tệ. Thôi nào! Chúng tôi sẽ đưa anh về nhà, anh bạn.

Kết thúc clip là hình ảnh người đàn ông được viên cảnh sát dìu xuống từ thành cầu. Hành động của anh được cư dân mạng vô cùng khen ngợi và đánh giá cao.

  • Nguyễn Thảo(Theo Daily Mail)

"Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC"

Một tân binh cấp 3, là học sinh giỏi từ lớp 1 tới lớp 9 tại TP.HCM, gửi thư thống thiết tới “các bác lãnh đạo, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo”, nói rằng em ghét việc học.

Trao đổi với Vietnamnet, cô bé học sinh này cho biết em có ý định viết thư đã từ lâu. Nhưng phải tới đầu năm học này, ý tưởng đó mới thật sự thôi thúc.

Em viết bức thư này trong vài buổi tối, vừa làm bài tập vừa viết. Em không hy vọng gì nhiều vào sự thay đổi khi gửi bức thư này, nhưng ít ra, việc viết xong bức thư khiến cho em cảm thấy thoải mái hơn vì đã nói được hết những điều mình cảm nhận lâu nay” – nữ sinh này chia sẻ.

Dưới đây là nội dung bức thư.

học sinh, giáo viên, dạy thêm học thêm

Ảnh minh họa (Đinh Quang Tuấn)

"Kính thưa các bác lãnh đạo, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo!

Cháu xin được trút hết nỗi lòng đã giấu diếm suốt bấy lâu nay và cháu, cũng như nhiều bạn học sinh khác mong chờ sẽ nhận được những lời chia sẻ, cũng như ý kiến của các bác lãnh đạo, các phụ huynh và các thầy cô.

Đã nhiều năm nay, hầu như cuộc đời của học sinh chúng cháu chỉ là thức dậy, đi học trên trường, đi học thêm, về nhà và lặp lại. Qua nhiều năm, niềm đam mê học tập của cháu dần mất đi. Cháu bắt đầu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe đến chữ HỌC.

Không biết tự bao giờ, thời gian chúng cháu đi học còn nhiều hơn khoảng thời gian chúng cháu được ngủ. Đối với cháu, càng học cao hơn, kiến thức càng trở nên vô nghĩa.

Cháu biết nói ra điều này thật vô ơn. Để có được những kiến thức hôm nay là công sức đầy gian lao của những người đi trước. Nhưng cháu tự nghĩ, vì sao giáo viên chỉ có thể dạy một bộ môn nhưng bản thân một học sinh phải học những mười mấy môn?

Không chỉ vậy, chúng cháu còn chịu áp lực nặng nề từ thầy cô, phụ huynh và cả xã hội. Một lớp học phải có từ 40 em được học sinh Giỏi, Khá và không được có học sinh Trung bình. Đã đi học thì các môn tổng kết cả năm phải từ 8 điểm trở lên, thậm chí là cao hơn. Tỉ lệ tốt nghiệp của trường sau một năm phải đạt 90% trở lên, có trường phải giữ vững mục tiêu là 100%.

Cháu đã nhiều lần suy nghĩ về những gì chúng cháu đang được học. Càng nghĩ, cháu càng cảm thấy nản hơn khi cháu nhận ra mình gần như không thể tiếp nhận những kiến thức nhà trường dạy.

Bộ não của một người trưởng thành chỉ nặng gần 1400 gam nhưng những người của thế hệ đi trước lại mong chờ chúng cháu học đều, học tốt lượng kiến thức khổng lồ từ hơn mười môn học khác nhau.

học sinh, giáo viên, dạy thêm học thêm

Ảnh minh họa (Đinh Quang Tuấn)

Cháu sợ lắm ! Cháu sợ mỗi khi ông mặt trời lại lên báo hiệu một ngày đi học nữa lại đến. Cháu sợ khi điều đầu tiên thầy cô làm khi bước vào lớp là khảo bài, kiểm tra một núi bài tập họ giao cho chúng cháu. Cháu sợ khi tiếng trống giờ về không đồng nghĩa với việc chúng cháu được về nhà nghỉ ngơi mà nó chỉ đơn thuần là giờ ra chơi giữa giờ học chính khóa và giờ học thêm. Cháu sợ khi nhìn các bạn đồng trang lứa ăn vội vàng cái bánh bao và ánh mắt họ đờ đẫn, xa xăm, vô hồn ngồi trên chiếc xe máy giữa dòng người kẹt xe lúc 5h chiều.

Thưa các bác, các bác phụ huynh, các thầy cô!

Còn biết bao nhiêu câu chuyện chưa được kể về những áp lực vô hình mà mọi người đang vô tình đặt lên vai chúng cháu.

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” – Đó là điều đầu tiên cháu học được khi bước vào lớp 1. Và cho đến giờ, khi đang ở độ tuổi 15, cháu căm ghét cái câu nói này kinh khủng.

Cháu xin lỗi khi nói ra những điều này, cháu biết việc này sẽ khiến cho những người đi trước khó chịu nhưng cho phép cháu được nói lên nỗi lòng mình: Cháu ghét đi học.

Cháu ghét cái cảm giác bước qua cổng trường, mở cuốn SGK, chép từng trang vở. Cháu cảm giác mình lạc hướng… Từng ngày đi học, chúng cháu quay cuồng với việc học bài, kiểm tra. Những năm tháng dần trôi qua một cách vô nghĩa dưới áp lực của việc học hành, của thầy cô, của gia đình.

Chương trình học hiện tại không cho phép học sinh chúng cháu có quyền sáng tạo. Tất cả bị bó buộc vào những quy luật nhất định và chúng cháu – những người học sinh bắt buộc phải làm theo chứ không được thay đổi.

Chính bản thân chúng cháu còn không hiểu mình đang học vì cái gì, vì ai!

Học vì kì vọng của mọi người xung quanh, học vì điểm số, học để qua được một kì kiểm tra ư? Xong rồi sao nữa?

Cuối cùng sau hơn 20 năm học tập miệt mài, căng thẳng chúng cháu còn phải sống một cuộc đời rất dài và tới lúc đó, chúng cháu sẽ phải áp dụng những kiến thức đã học được vào cuộc sống. Nhưng cháu đã nhiều lần tự hỏi, cháu có thể sử dụng “Chuyển động tròn đều”, “Chiều tăng giảm của hàm số” hay Vecto trong cuộc đời thật như thế nào?

Chúng cháu cứ học rồi lại quên, thầy cô thì cứ lao đầu vào giảng, giao bài tập về nhà nhưng họ chưa bao giờ nói cho chúng cháu nghe ứng dụng của những kiến thức này trong cuộc sống.

Từ một lúc nào đó, mọi người lại đánh giá nhau thông qua những con điểm. Chì vì những con điểm vô giá trị mà đã đẩy biết bao số phận học sinh vào bước đường cùng, đã khiến cho mối quan hệ chữa cha mẹ - con cái và giáo viên – học sinh trở nên căng thẳng, ngột ngạt.

Cuộc sống của những học sinh giờ đây gần như chỉ xoay quanh HỌC. Chúng cháu không biết đến khái niệm nghỉ ngơi, thư giãn. Chúng cháu gần như không còn hiểu được giá trị của những bữa ăn bên gia đình vì gần như suốt một tuần chúng cháu chỉ gần như học thêm đến khi trời tối mịt.

Người bạn ngồi kế cháu, bạn ấy học rất giỏi và các thầy cô đều rất yêu quý bạn ấy. Nhưng bạn ấy khổ lắm. Nhà bạn ấy ở Quận 12 và bạn ấy phải đi xe buýt tới Quận 1 để học thêm mỗi ngày. Từng ngày đi học của bạn ấy bắt đầu từ 5h30 sáng cho tới 11h đêm. Bạn ấy đã kiệt sức rồi, cháu biết điều đấy. Khuôn mặt bạn phờ phạc, ánh mắt bạn bơ phờ, bạn bị thiếu ngủ và đau dạ dày. Những người như bạn cháu không thiếu ngay tại chính TP.HCM này.

Học sinh chúng cháu sống thờ ơ, lãnh đạm, vô cảm và không có kĩ năng sống. Chúng cháu không biết phải làm gì nếu có động đất, sóng thần hay gặp một người bị đột quỵ ngay giữa đường. Người lớn thất vọng vì cách ứng xử của thế hệ trẻ trong khi thế hệ trẻ chúng cháu lại thất vọng vì đang được giáo dục không có định hướng.

Thưa các bác, là một học sinh, cháu đã vô cùng xúc động khi nghe chủ trương không dạy thêm. Cái cảm giác vui mừng chợt chạy qua người cháu khi nghĩ đến cảnh chúng cháu không còn phải còng lưng ra học bài lúc 11h đêm nữa.

Nhưng hiện thực tàn khốc của việc học đã không cho cháu được vui mừng lâu. Trước cảnh mỗi năm đề thi Đại học lại đổi mới một kiểu, trước cảnh cô giáo viên dạy Toán của chúng cháu quảng cáo về lớp dạy thêm của cô một cách bí mật, cháu nhận ra mọi chuyện sẽ không hề tốt lên được, sẽ không bao giờ tốt lên được.

Rồi sau tất cả, khi chúng cháu rời ghế nhà trường, đối diện với cuộc sống thật, chúng cháu lại lơ ngơ, hoang mang vì hoàn toàn không có những kĩ năng sống cần thiết.

Cháu cầu xin các bác, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo: Xin hãy cho chúng con được SỐNG. Xin cho phép chúng con được sống trong những tháng năm tuổi học trò một cách trọn vẹn nhất có thể. Xin đừng quá kỳ vọng vào tụi con để rồi chính những kì vọng ấy khiến cho mọi người thất vọng. Xin đừng chỉ trích chúng con khi bọn con bị điểm kém. Xin hãy hiểu rằng mỗi người chỉ có những khả năng nhất định và bọn con không phải là thiên tài.

Cuối cùng, con xin mọi người hãy hiểu: HỌC SINH CŨNG CHỈ LÀ CON NGƯỜI, KHÔNG PHẢI MÁY MÓC".

Ban Giáo dục Báo Vietnamnet mở diễn đàn "Tại sao học sinh chán học?". Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin chân thành cảm ơn.

Chính sách ngoại ngữ của ông Lý Quang Diệu

Là một sinh viên Singapore từng đi du học, tôi thường nói về cách mình được nuôi dạy để trở thành con người của ngày hôm nay. Một buổi sáng thứ Hai khi đang ở nhà, tôi nghe tin người cha của đất nước Singapore hiện đại Lý Quang Diệu đã qua đời.

Chính sách ngoại ngữ, Lý Quang Diệu, giáo dục Singapore, tiếng Anh
Lý Quang Diệu được coi là "cha đẻ" của đảo quốc Singapore

Ông đã có một trận chiến với bệnh viêm phổi nặng sáng hôm đó, nhưng trong suốt cuộc đời mình, ông đã giành chiến thắng nhiều trận chiến khác.

Có những cuộc chiến sống còn đã được lưu lại trong những cuốn sách giáo khoa lịch sử của chúng ta.

Ông lãnh đạo một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, không có nội địa, gần như là không có thứ gì. Cũng có sự trừng phạt thẳng tay với những người bất đồng chính kiến, những chính trị gia đối lập – việc mà ông cho là cái giá cần thiết cho trật tự xã hội và thành tựu về kinh tế.

Chính sách song ngữ của ông là thứ mà tôi muốn nói đến. Là một người trẻ tương đối thành công – đủ để kiếm được một suất ở trường đại học Mỹ, tôi thấy bản thân và khả năng ngôn ngữ của mình được gói gọn trong tầm nhìn của ông.

Khi Singapore giành được độc lập từ Malaysia vào năm 1965, Lý Quang Diệu đã biết rằng đất nước nghèo tài nguyên này cần có một mô hình kinh tế độc nhất.

“Chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi giống như những người láng giềng, chúng tôi sẽ chết” – ông Lee chia sẻ với New York Times vào năm 2007. Khi các cường quốc thực dân từ bỏ sự cầm quyền, nhiều người muốn củng cố bản sắc của mình như một quốc gia độc lập bằng cách loại bỏ sự ảnh hưởng của phương Tây.

Năm 1966 Thủ tướng Diệu đã ra chỉ đạo tất cả học sinh cần phải học tiếng mẹ đẻ của mình.

“Nếu chỉ đơn ngữ trong tiếng mẹ đẻ của chúng ta, chúng ta sẽ không kiếm sống được. Còn nếu đơn ngữ tiếng Anh sẽ là một trở ngại” – ông viết trong hồi ký của mình. “Chúng ta sẽ mất bản sắc văn hóa, sự tự tin về bản thân và về vị thế của mình trong thế giới này”.

Chính sách song ngữ của ông Diệu đã gây ảnh hưởng vì nó giúp Singapore trở nên chuyên nghiệp với lực lượng lao động toàn cầu hóa.

Chính sách ngoại ngữ, Lý Quang Diệu, giáo dục Singapore, tiếng Anh
Lý Quang Diệu là người rất quan tâm tới giáo dục

Trong một bức thư gửi con trai Thủ tướng Diệu – Thủ tướng Lý Hiển Long, Tổng thống Trần Khánh Viêm có viết:

“Người Singapore ngày nay có thể tận dụng tình trạng song ngữ và song văn hóa để nắm bắt những cơ hội thể hiện bản thân mình khắp thế giới”. Một lực lượng lao động nói tiếng Anh sẽ trở thành nguồn lực tốt nhất của Singapore, tôi biết được điều này trong các lớp học lịch sử ở trường trung học, bởi vì lúc đó chúng ta có thể thu hút đầu tư trực tiếp của nhiều quốc gia ở phương Tây. Với uy thế về kinh tế của Trung Quốc, nhiều người Singapore nói tiếng Trung (người Trung Quốc chiếm ¾ dân số Singapore) cũng có thể tận dụng các cơ hội của mình. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Singapore vào năm 2013, với hợp tác thương mại song phương lên tới 91,4 tỷ đô la.

Trong những năm đầu lập quốc, đây cũng là một công cụ gắn kết xã hội đối với một quốc gia được tạo thành từ người Trung Quốc, người Malay và người Ấn Độ gốc Do Thái.

Tiếng Anh cho họ một nền tảng để giao tiếp xã hội cũng như cạnh tranh ở trường học trên cơ sở bình đẳng, nhưng tiếng mẹ đẻ giúp họ giữ được gốc gác. Nó giúp xoa dịu những căng thẳng về sắc tộc – yếu tố có thể cản trở sự phát triển về kinh tế.

Thủ tướng Diệu được báo chí gọi là “cha đẻ” của Singapore – với tôi, đó là một sự đánh giá công bằng, bởi vì tôi thấy hành trình cuộc đời tôi gói gọn trong quan điểm của ông.

Kể từ khi tốt nghiệp phổ thông, vốn tiếng Trung của tôi trở nên mai một – nhưng những năm tháng học ngôn ngữ này đã giúp tôi có được cảm giác trực quan về thứ mà một số người gọi là ngôn ngữ khó học nhất thế giới.

Khả năng đọc các tài liệu tài chính bằng tiếng Trung và dịch các bài báo (dù là với một cuốn từ điển Trung-Anh bên cạnh) không chỉ giúp tôi trong công việc, mà còn định hình hướng đi trong sự nghiệp của tôi - một nhà báo theo dõi các nền kinh tế mới nổi của châu Á.

Ở trường, khi bạn bè người Ấn và người Malay của tôi bỏ các lớp học tiếng mẹ đẻ, tôi vẫn luôn nhắc nhở mình rằng hoàn cảnh và văn hóa khác biệt cần được hiểu và tôn trọng. Việc học song ngữ dạy tôi một bài học quan trọng về việc sống giữa các nền văn hóa khác biệt. Nó giúp tôi rất nhiều khi sống ở một quốc gia đa văn hóa như Mỹ.

Nhưng có lẽ điều thú vị nhất trong chính sách song ngữ của Thủ tướng Diệu là cá nhân ông đã rất khó khăn trong việc vật lộn với tiếng Trung. Bố mẹ nói tiếng Anh hoàn toàn. ông kể lại những khó khăn của mình khi học thứ tiếng này trong cuốn sách “Thách thức cả đời tôi: Hành trình song ngữ của Singapore”.

Với ông, học tiếng Trung là một trận chiến khó khăn – giống như những thử thách trong sự nghiệp chính trị của ông để giúp một hòn đảo nhỏ bé sống sót và sau đó là phát triển mạnh mẽ. Tôi thực sự biết ơn sự kiên trì của ông.

Bài viết của Yunita Ong – nhà báo phụ trách khu vực châu Á của Forbes.

  • Nguyễn Thảo (Theo Forbes)

Gửi tác giả bài “Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng..."

Cô là phụ huynh, khi nghe những gì cháu nói trong bài viết "Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC", cô hiểu và rất đồng cảm với cháu.

Những gì cháu nói là rất đúng với thực trạng bây giờ. Áp lực học đã đè lên vai các cháu, phụ huynh đều biết hết…

học sinh, tâm thư, Bộ GD-ĐT, dạy thêm học thêm

"Áp lực học đã đè lên vai các cháu, phụ huynh đều biết hết…"

(Nhân vật không liên quan tới bài viết. Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Con cô vừa thi xong, và đậu vào Trường ĐH Ngoại Thương TP.HCM, nhưng kỹ năng sống của nó không có. Tuổi thơ của nó cũng như các cháu là không có, chỉ học và học.

Nhìn nó và bạn bè tới 9, 10h đêm còn chạy ngoài đường, cô thấy thật xót xa. Nhưng biết làm sao hơn? Ai cũng lo và phải học. Nếu mình không học thì làm sao theo kịp mọi người? Làm sao thi đậu? Nếu không đậu hoặc đậu trường không danh tiếng rồi có xin việc được không? Không có việc làm thì cuộc đời sẽ ra sao đây?…

Chính vì những nỗi lo đó mà phụ huynh biết con cực khổ, áp lực nhưng vẫn phải cho con đi học thêm. Vì vậy mà tuổi thơ của các cháu đã mất, và chẳng những mất mà còn vất vả cực khổ hơn người lớn rất rất nhiều…

Bảng so sánh công việc của học sinh và người lớn

Người lớn

Học sinh cấp 2 - 3

Giờ hành chính

buổi sáng

Làm việc

Học trong trường

Trưa

Nghỉ ngơi ăn cơm

Học trong trường hoặc học thêm

Giờ hành chính

buổi chiều

Làm việc

Học trong trường

17h – 19h

Nghỉ ngơi ăn cơm

Học thêm

19h – 23h

Chơi, giải trí hoặc đi quán….

Học thêm

Sau 23h

Ngủ

Tự học (sau đó mới ngủ, giờ giấc tùy em)

Còn gì tuổi thơ ?????????????

Ngoài việc học hành áp lực mệt mỏi ra còn rất nhiều việc gây căng thẳng cho các cháu. Ví dụ như những câu nói ngông ngông của tuổi mới lớn, do học suốt ngày đêm nên khi vào lớp mệt mỏi quá ngồi dựa lưng vào ghế, hoặc dang chân ra một chút cho thoải mái… đều được quy vào đạo đức. Thầy cô rầy la, phụ huynh rầy la... Ôi rất nhiều cái khổ của các cháu.

Thi cử thay đổi liên tục khiến áp lực đè lên vai các cháu thêm nặng hơn. Bây giờ, phụ huynh, giáo viên và học sinh đang rất lo lắng cho năm nay học như thế nào và thi ra sao…

Về việc cấm dạy thêm, nghe thì có vẻ mừng cho các cháu, nhưng với thực trạng những năm qua đề thi như vậy không học thêm thì làm sao làm bài tốt được?

Vì vậy, cô cũng mong các lãnh đạo Bộ Giáo dục khi cấm dạy thêm thì phải cho đề thi trong chương trình sách giáo khoa phổ thông thôi, nhưng cũng phải đảm bảo phân cao thấp được vì không phải học sinh nào cũng nắm hết kiến thức cơ bản đâu. Có như vậy thì các cháu mới yên tâm không đi học thêm nữa, thời gian còn lại tự học và trải nghiệm cuộc sống, nâng cao kỹ năng sống, là điều quan trọng nhất khi bước chân ra xã hội.

Nếu đề thi vẫn có những câu hóc búa như những năm qua, Bộ có cấm dạy thêm thì nhu cầu học thêm vẫn có. Không có thầy cô nào ép học sinh đi học thêm như dư luận từng nói, trừ trường hợp cá biệt - mà ngành nào cũng có cá biệt mà.

Chỉ có đề thi trong chương trình phổ thông thì sẽ không có nhu cầu học thêm, thầy cô không dạy thêm. Và giáo viên cần có lương đủ sống mới yên tâm để không dạy thêm.

Cô mong rằng cháu hãy cố gắng chấp nhận guồng máy hiện tại để có tinh thần học tập, để tương lai cháu tốt đẹp hơn. Chúng ta cùng hy vọng vào sự sáng suốt của lãnh đạo ngành giáo dục, hy vọng rằng họ sẽ sớm tìm được con đường tốt nhất để giảm tải, giảm áp lực, trả lại tuổi thơ cho các cháu. Để các cháu có thời gian vừa học vừa trải nghiệm cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết và kỹ năng sống trước khi bước chân ra xã hội.

Chúc cháu sớm lấy lại niền tin và hy vọng.

Cô Hải Âu

Các trường ĐH Y sẽ rút thời gian đào tạo xuống 4 năm

Thời gian đào tạo đại học hệ chính quy tại các trường ĐH Y sẽ thống nhất rút xuống còn 4 năm, kể cả đối với ngành y đa khoa và y học dự phòng (hiện đào tạo 6 năm).

Theo đó, sau khi hoàn thành 4 năm học tại trường, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân Y khoa. Tiếp đó, những người muốn học tiếp sẽ phân thành 2 hướng: Hệ hành nghề khám chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý và Hệ nghiên cứu do Bộ GD-ĐT quản lý.

đào tạo ngành y, đào tạo y khoa, trường đại học y
Đề xuất mô hình đào tào ngành y khoa mới. Nguồn: Bộ Y tế.

Những người không muốn học tiếp có thể trực tiếp tham gia thị trường lao động.

Đối với những người lựa chọn hướng hành nghề khám chữa bệnh, sẽ phải học thêm 2 năm để được cấp bằng Bác sỹ Y khoa. Tuy nhiên, những người được cấp bằng này vẫn chưa được hành nghề mà cần phải trải qua thêm 1 năm tiền hành nghề thực hành tại các bệnh viện.

Sau khi kết thúc một năm thực hành tại bệnh viện, những người này phải trải qua một kỳ thi cấp quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi đa khoa. Những người được cấp chứng chỉ mới được bắt đầu hành nghề.

Để trở thành bác sĩ chuyên khoa, các bác sĩ y khoa sẽ phải học và thực hành tại các bệnh viện thêm 2-3 năm chuyên khoa sau đó thi cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi chuyên khoa. Tiếp đó, để trở thành bác sĩ chuyên khoa sâu, phải học và thực hành tại các bệnh viện thêm từ 2 năm trở lên và thi cấp chứng chỉ hành nghề một lần nữa.

Đối với những người lựa chọn hướng nghiên cứu do Bộ GD quản lý thì phân thành 2 giai đoạn: Thạc sĩ đào tạo 2 năm và Nghiên cứu sinh đào tạo 3-4 năm, lấy bằng tiến sĩ.

Tham chiếu đối với khung trình độ quốc gia thì các cử nhân Y khoa tương đương với khung trình độ bậc 6. Các bác sĩ Y khoa tương đương khung trình độ bậc 7 còn các bác sĩ chuyên khoa tương đương khung trình độ bậc 8.

Thông tin về mô hình đào tạo mới của ngành Y được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực y tế diễn ra sáng nay, 23/9.

Nhiều bất cập trong đào tạo ngành y

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện tại, dự thảo Nghị định về tổ chức đào tạo thực hành y khoa đã hoàn tất và sẽ trình Chính phủ phê duyệt vào đầu tháng 10 tới đây.

Đại diện Bộ Y tế cho hay, đề xuất đổi mới đào tạo ngành y khoa xuất phát từ chính thực trạng đào tạo còn nhiều bất cập của Việt Nam.

đào tạo ngành y, đào tạo y khoa, trường đại học y
Lớp học của sinh viên Y khoa Trường ĐH Y Hà Nội. Ảnh: Văn Chung.

Đối với đào tạo đại học, hiện tại số lượng cơ sở đào tạo ngành y đang phát triển nhanh. Nếu từ năm 2008 chỉ có 8 cơ sở thì tới nay đã có hơn 20 cơ sở.

Theo Bộ Y tế, số lượng cơ sở đào tạo thành lập nhiều trong thời gian ngắn trong khi tiêu chí thành lập và mở ngành rất đơn giản, không có bệnh viện thực hành, chuyên môn của giảng viên chưa đánh giá đúng mức.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang lẫn lộn giữa hai hệ thống năng lực: thực hành khám chữa bệnh và nghiên cứu hàn lâm. Đang cùng tồn tại song song 2 hệ thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ GD quản lý hệ bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 do Bộ Y tế quản lý, song lại không có nhiều sự phân định, khác biệt rõ ràng giữa 2 chương trình.

"Các bác sĩ chuyên khoa 1 làm thên luận văn tốt nghiệp sẽ trở thành thạc sĩ. Các tiến sĩ ít thực hành kỹ thuật song vẫn hành như như bác sĩ chuyên khoa" - đại diện Bộ Y tế cho hay.

Mặt khác, việc cấp chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng,… chỉ cần yêu cầu thực hành nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp mà không trải qua một kỳ thi sát hạch nào cả. Hơn nữa, chứng chỉ này được cấp 1 lần và sử dụng vĩnh viễn.

Ngoài ra, lương của nhân viên y tế bằng cách ngành khác ở cùng trình độ đạo tạo dù thời gian đào tạo lâu hơn. Chẳng hạn, bác sĩ phải đào tạo 6 năm song sau khi ra trường, mức lương khởi điểm chỉ bằng với mức lương của các cử nhân tốt nghiệp ở những trường đào tạo 4 năm.

Còn nhiều vấn đề cần thảo luận

Sau khi lắng nghe ý kiến của các chuyên gia nước ngoài chia sẻ về kinh nghiệm đào tạo hệ thống y khoa ở các nước cũng như các góp ý của các chuyên gia trong nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, phương án đổi mới đào tạo ngành y khoa được xây dựng trong 2 năm có nhiều điểm chung với hệ thống đào tạo tiên tiến trên thế giới.

Góp ý về phương án đổi mới, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: Sau khi học xong 2 năm bác sĩ Y khoa thì sẽ công nhận bậc 7 trong khung trình độ và sau đó mới đi thực tập tại bệnh viện 1 năm hay đợi sau khi thực tập 1 năm rồi mới công nhận bậc 7 trong khung trình độ?

đào tạo ngành y, đào tạo y khoa, trường đại học y
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi xung quanh phương án đổi mới đào tạo ngành Y khoa sáng 23/9. Ảnh: Lê Văn.

"Sau khi các chuyên gia góp ý thì tôi thiên về hướng thứ 2" - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. Ông Đam cho rằng, theo phương án này thì chất lượng sẽ được đảm bảo hơn. Những người thực tập sẽ được coi như sinh viên, được hỗ trợ vay vốn đi học và bệnh viện có thể chi trả một phần nếu như họ tham gia các công việc bệnh viện.

Một vấn đề khác, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng vẫn đang tranh luận là cấp chứng chỉ một lần nay định kỳ, thi hay không và ai sẽ là người cấp. "Nếu thi thêm chứng chỉ như vậy thì sẽ thêm một thủ tục hành chính, nhiều người sẽ không đồng thuận. Tuy nhiên, cũng có thực tế là nếu cấp 1 lần thì sẽ có trường hợp tinh thần sức khỏe kém đi nhưng vẫn hành nghề, không an toàn cho bệnh nhân" - Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, hiện nay, nhân lực ngành y tế không chỉ yếu về chất lượng mà còn thiếu về số lượng so với quốc tế. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo chất lượng cũng phải tăng cường số lượng các bác sĩ để địa phương nào cũng có bác sĩ giỏi.

Theo Phó Thủ tướng, hiện nay, tỉ lệ bác sĩ trên một 1 vạn dân của Việt Nam chỉ là 7,8 trong khi thế giới là 20. Cộng cả ba đối tượng bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng thì tỉ lệ này cũng chỉ là 20 trên 1 vạn dân trong khi Hoa Kỳ là 50.

Cuối cùng, Phó Thủ tướng cho rằng, phương án đổi mới đã khá sáng rõ, có điều cần bàn là thời gian chuyển tiếp là dài hay ngắn. "Tôi nghĩ rằng thời gian chuyển tiếp này sẽ ngắn nhất có thể".

Lê Văn

Hội Toán học chính thức đề nghị hoãn thi trắc nghiệm toán năm 2017

Ngày 23/9, Hội Toán học Việt Nam đã có công văn chính thức gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc triển khai hình thức thi trắc nghiệm đối với môn Toán trong kỳ thi THPT 2017.

Theo đó, BCH Hội Toán học đề nghị Bộ GD-ĐT hoãn việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan, tiếp tục thi tự luận đối với môn Toán trong kì thi xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học và Cao đẳng năm 2017.

thi trắc nghiệm môn toán, thi thpt 2017, xét tuyển đại học 2017, trắc nghiệm môn Toán, hội toán học
GS Phùng Hồ Hải, Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam. Ảnh: Lê Văn

Hội Toán học cũng đề nghị tiến hành những nghiên cứu hệ thống, khoa học nhằm phân tích các luận cứ khoa học của việc nên hay không nên thi trắc nghiệm môn Toán cũng như đánh giá hiệu quả thực tiễn của kỳ thi trắc nghiệm toán tại một vài nơi trong những năm qua.

"Trên cơ sở kết quả các hội thảo quốc gia, sẽ quyết định có nên chuyển đổi thi môn toán từ tự luận sang trắc nghiệm hay không. Trong trường hợp giả định có chuyển đổi, cần một thời gian chuẩn bị hợp lý" - công văn viết.

Hội Toán học cũng đề nghị có cuộc đối thoại giữa các cấp lãnh đạo có quyền ra quyết sách và BCH Hội về vấn đề này.

Công văn cũng nêu rõ 3 lý do mà Hội Toán học Việt Nam đưa ra những đề xuất hoãn thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT năm 2017.

Theo đó, Hội Toán học cho rằng, đối với môn Toán, thi tự luận có ưu điểm vượt trội trong đánh giá tư duy và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, mặc dù kết quả thi có thể phụ thuộc ít nhiều vào chủ quan người chấm.

Thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan tránh được yếu tố này, nhưng lại có nhiều hạn chế trong việc đánh giá tư duy và năng lực tổng hợp, phân tích, sáng tạo của thí sinh.

Đặc biệt, thi theo hình thức trắc nghiệm có tính phân loại không cao, nhất là khi ngân hàng đề thi chưa đảm bảo chất lượng, chưa được thử nghiệm trên số mẫu đủ lớn, trong một thời gian đủ dài, nhằm hình thành một hệ thống câu hỏi tốt, có khả năng phân loại thí sinh.

Thứ 2, Hội Toán học cho rằng, cần có những nghiên cứu đánh giá khoa học, hệ thống, chính thức về tính khoa học, hiệu quả thực tiễn và phân tích lý do vì sao phải chuyển đổi từ thi trự luận sang thi trắc nghiệm môn toán.

"Việc chuyển đổi ngay khi chưa có các thông tin cần thiết này, chưa có sự chuẩn bị về tâm lý, cũng như chưa dành một thời gian đủ lớn để xử lý các vấn đề tồn đọng sẽ tạo thành mối quan ngại lớn, gây xáo trộn trong việc học tập của học sinh, trong tâm lý của phụ huynh học sinh, và có thể gây hoang mang trong toàn xã hội" - công văn nêu rõ.

Thứ 3, Hội Toán học cho rằng, nhiều khả năng, hầu hết các trường đại học vẫn sử dụng kết quả kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia để tuyển sinh vào đại học và cao đẳng, mà không tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng.

Thi trắc nghiệm (môn Toán), đặc biệt ở đặc thù hiện nay của Việt Nam, chưa có khả năng phân loại cao. Việc sử dụng kết quả của nó để tuyển sinh vào đại học, cao đẳng là một điều đáng lo ngại, có nhiều khả năng gây mất công bằng cho thí sinh.

Trước đó, vào đầu tháng 9, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo phương án thi THPT quốc gia năm 2017 trong đó đề xuất thi theo 5 bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Trong đó, ngoại trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

Vào 12/9, BCH Hội Toán học Việt Nam cũng đã có cuộc gặp gỡ báo chí nêu ý kiến về vấn đề này, theo đó, Hội Toán học đề xuất Bộ GD-ĐT xem xét chưa áp dụng hình thức thi trắc nghiệm đối với môn Toán trong năm 2017.

Người thay mặt Ban chấp hành Hội Toán học gửi công văn lên Bộ GD-ĐT là GS Phùng Hồ Hải, Tổng thư ký Hội.

Lê Văn

“Không nên đưa tiếng Nga hay tiếng Trung làm ngoại ngữ bắt buộc”

- Đó là quan điểm của thầy Nguyễn Quốc Hùng trước thông tin đưa tiếng Nga và Tiếng Trung vào giảng dạy vào diện ngoại ngữ thứ nhất có tính bắt buộc từ năm 2017.

Tổng thư ký HĐ chức danh GS Nhà nước đề xuất về quốc sách tiếng Anh
Bộ Giáo dục phản hồi thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc
Thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc từ lớp 3
Thí điểm học tiếng Nhật ở 5 trường tiểu học trong toàn quốc
"Hãy xem cử nhân tiếng Nga có đang học thật không"

đề án ngoại ngữ 2020, dạy tiếng anh, học tiếng anh, Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Ngoại Ngữ, Trường ĐH Hà Nội, thầy Nguyễn Quốc Hùng
Thầy Nguyễn Quốc Hùng. (Ảnh: Thanh Hùng).

Là người nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu, theo ông nên xác định trọng tâm dạy ngoại ngữ hiện nay là gì?

Tôi cho rằng vẫn nên đặt trọng tâm là phổ cập tiếng Anh qua hệ thống giáo dục phổ thông như chúng ta đã làm khoảng 30 năm nay. Nhìn tổng thể, chưa có thứ tiếng nào khác quan trọng hơn và có nhu cầu cao hơn, đặc biệt là nhu cầu là công cụ giúp chúng ta hội nhập dễ dàng hơn.

Còn các ngoại ngữ khác, chúng ta cũng cần phát triển, nhưng chỉ nên chú trọng đầu tư cho những khu vực, đối tượng có nhu cầu lớn. Ví dụ Trường Đại học Hà Nội từ nhiều năm nay có rất nhiều khoa ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức, Nhật, Hàn, Ý, Tây Ban Nha,… hàng năm mỗi khoa vẫn có hàng trăm người học. Hoặc những trường đào tạo y, bác sĩ Đông Y,... nên quy định học tiếng Trung,…

Theo ông có nên chọn tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất (bắt buộc) còn các thứ tiếng khác là ngoại ngữ thứ hai?

Nếu thêm một vài ngoại ngữ khác vào trường phổ thông, và quy định tiếng Anh là bắt buộc, còn các thứ tiếng khác là tự chọn thì đương nhiên học sinh phải học hai thứ tiếng một lúc.

Nhìn lại trong 30 vừa qua, chúng ta chỉ phát triển một ngoại ngữ và học sinh cũng chỉ học một ngoại ngữ vậy mà kết quả cho đến nay vẫn rất thấp. Thậm chí, kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 vừa qua có có tới 84% thí sinh đạt điểm dưới trung bình.

Như vậy trong giai đoạn hiện nay, nếu bắt buộc học sinh phải học hai thứ tiếng một lúc thì sẽ là gánh nặng đè lên vai học sinh và phụ huynh.

Tôi thiết nghĩ đến hai hướng: Một là chỉ có một ngoại ngữ là tiếng Anh và học sinh bắt buộc phải học ngoại ngữ này, như hiện nay.

Hai là, mỗi trường phổ thông đều dạy một số ngoại ngữ, ví dụ Anh, Pháp, Nga, Trung hoặc Anh, Pháp, Nhật,.... và học sinh được tự chọn ngoại ngữ mình ưa thích, không có ngoại ngữ nào là bắt buộc.

Điều bắt buộc duy nhất chỉ là phải học một ngoại ngữ.

Trên thực tế, nhu cầu sử dụng tiếng Nga hiện nay rất ít. Có khảo sát từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam từ năm 2001 cho thấy chỉ có 0,3% học sinh chọn học tiếng Nga. Vậy đặt ra mục tiêu là ngoại ngữ bắt buộc thì ai sẽ tự nguyện học thì có khả thi?

Tôi nghĩ chúng ta không nên đặt tiếng Nga hay tiếng Trung,... là ngoại ngữ bắt buộc. Bởi thực sự nhu cầu xã hội cũng không nhiều tới mức để bắt buộc toàn bộ học sinh, sinh viên phải học.

Có ý kiến cho rằng nên linh hoạt trong việc dạy học ngoại ngữ như không nhất thiết buộc học sinh theo học các lớp tiếng Anh của Đề án. Thay vào đó người học có thể được gia đình đầu tư học ở ngoài và chỉ cần cuối cấp học, các em đạt được các tiêu chí yêu cầu đầu ra. Liệu có nên xem xét điều này, thưa ông?

Đây là vấn đề rất lớn, tôi chỉ xin phát biểu ý kiến cá nhân. Ở một số nước tiên tiến có thể làm như vậy, nhưng nhìn lại nước ta, với điều kiện kinh tế chung còn thấp, điều kiện sống của các vùng miền còn khó khăn. Có nơi quá khó khăn, năng lực dịch vụ giáo dục còn sơ đẳng. Cùng đó, các cơ sở đào tạo tiếng Anh ngoài nhà trường, các trung tâm dạy ngoại ngữ chưa đạt chuẩn,... Vậy liệu có bao nhiêu người làm được việc đó. Chưa kể, nếu không quản lý tốt, không đấu tranh được với hiện tượng tiêu cực như mua bán chứng chỉ thì cuối cùng con em chúng ta liệu có biết tiếng Anh không, hay chỉ giỏi tiếng Anh…trên giấy tờ.

Đấy là chưa kể muốn làm được phải xây dựng được một cơ chế chặt chẽ: Ai công nhận chứng chỉ, Bộ hay Sở, hay trường? Đơn vị nào được phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ? Ban bố quy định chương trình đào tạo cho các đơn vị đào tạo,… Như vậy mới đảm bảo sự công bằng cho người học trên mọi miền đất nước.

Về việc học ngoại ngữ tự chọn, theo ông, cần có cách nào để đảm bảo được rằng các học sinh chọn ngoại ngữ 2 là theo nhu cầu tự nguyện chứ không phải bắt buộc?

Một khi các nhà trường thực sự dạy nhiều thứ tiếng, học sinh sẽ đăng ký môn học theo nguyện vọng của mình. Tôi nghĩ không có quy định nào mang tính bắt buộc được.

Ông có góp ý gì cho việc dạy tiếng Anh trong thời gian tới có hiệu quả?

Nhìn vào kết quả dạy-học thấp, chúng ta cần một cuộc điều tra tổng thể có tính chất quốc gia để xác định những yêu tố gây ra tình trạng đáng buồn này.

Cá nhân tôi nhìn thấy một số nguyên nhân rõ ràng. Đầu tiên là sự lựa chọn giáo trình cho học sinh học chưa chính xác, vượt khả năng tiếp thu của học sinh. Không kể các trường công học theo giáo trình của Bộ, các trường khác đặc biệt là các trường tư, mỗi trường chọn một giáo trình theo ý mình. Vấn đề ở chỗ là sự lựa chọn có thể không thích hợp với trình độ học sinh như quá khó vì chủ đề khó và xa lạ; quá nhiều từ vựng, nặng ngữ pháp. Rồi nhiều điểm không thích hợp với Việt Nam kể cả tiêu điểm văn hóa hay nhiều loại hình bài tập không thích hợp, như giáo trình tiếng Anh chọn cho lớp 1 mà có đủ cả các bài tập nghe, nói, đọc, viết trong khi học sinh chưa biết đọc, biết viết bằng tiếng mẹ đẻ.

Với quyết định công nhận 44 tiêu chí đánh giá giáo trình tiếng Anh vào cuối năm 2015 của Bộ GD-ĐT cũng là cơ sở để chúng ta làm cơ sở.

Việc thứ hai cần xem lại là trình độ giáo viên. Theo các khảo sát của Đề án 2020, trình độ giáo viên còn thấp, đặc biệt trong khu vực tiểu học. Trong vài ba năm nay với quy định trình độ chuẩn cho giáo viên một số bộ phận giáo viên đã khởi sắc hơn. Do đó, cần tiếp tục nâng cao trình độ giáo viên theo sáu bậc năng lực và bồi dưỡng nhiều hơn về phương pháp giảng dạy, đặc biệt phương pháp dạy trẻ học ngoại ngữ.

Cuối cùng cần giải quyết những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục vốn còn nhiều. Chưa ai khảo sát, thống kê những hiện tượng ấy ở các cấp, nhưng trên thực tế ai cũng biết là có. Những hiện tượng này rõ ràng ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng dạy-học.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Hùng (Thực hiện)

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Toàn văn dự thảo phương án thi THPT và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017

Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 với những nội dung cụ thể như sau:

I. Định hướng tiếp tục hoàn thiện Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tiến hành đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).

thi THPT quốc gia 2017

Năm 2015, Bộ GDĐT tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia với 99 cụm thi, trong đó 61 cụm thi do các sở GDĐT chủ trì, 38 cụm thi do các trường ĐH chủ trì, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng trong tuyển sinh ĐH, CĐ. Từ 4 đợt thi trước đây nay chỉ còn 1 đợt thi, áp lực thi cử đã giảm đi đáng kể.

Năm 2016, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh không phải di chuyển xa khi tham gia dự thi, Bộ đã tổ chức 120 cụm thi, trong đó 50 cụm thi do các sở GDĐT chủ trì, 70 cụm thi do các trường ĐH chủ trì ở tất cả các tỉnh/thành trong cả nước. Kỳ thi đã được tổ chức nhẹ nhàng, nghiêm túc, được xã hội đồng tình và đánh giá cao.

Theo quy định hiện hành, các trường ĐH, CĐ được tự chủ trong công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, nhiều trường chưa có đủ điều kiện và kinh nghiệm để tự tuyển sinh nên Bộ GDĐT đứng ra tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia, các trường sử dụng kết quả để xét tuyển vào ĐH, CĐ, giúp giảm chi phí, tốn kém cho các trường, phụ huynh và xã hội. Nhờ kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia 2 năm qua đảm bảo được độ tin cậy, trung thực, khách quan, có tính phân hóa tốt nên hầu hết các trường ĐH, CĐ đều đã sử dụng kết quả này để tuyển sinh, không tổ chức thi tuyển sinh riêng, giảm áp lực thi cử và tốn kém. Một số ít trường có yêu cầu cao, trường có đào tạo ngành đặc thù, ngoài việc dựa vào kết quả thi THPT quốc gia đã tổ chức thêm thi đánh giá năng lực chuyên biệt hay tổ chức thi năng khiếu để tuyển được các sinh viên đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường. Đây là kinh nghiệm tốt cần được tiếp tục phát huy.

Để đạt được kết quả nêu trên, trong Kỳ thi THPT quốc gia 2 năm qua, Bộ đã cử các trường ĐH, CĐ về các địa phương để chủ trì tổ chức cụm thi đại học; cử cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ phối hợp với các sở GDĐT trong công tác tổ chức cụm thi tốt nghiệp, nhất là ở khâu coi thi và chấm thi; tuy nhiên, điều này đã gây ra những khó khăn, tốn kém nhất định; xã hội còn băn khoăn về tính khách quan và công bằng giữa các cụm thi khi mà đề thi, hình thức thi của một số môn thi vẫn có thể tạo ra cơ hội cho những học sinh học tủ, học lệnh, quay cóp, nhìn bài trong khi thi; số ngày thi kéo dài gây khó khăn trong công tác tổ chức thi, vất vả cho thí sinh; phương thức thi, đề thi, chấm thi chưa khách quan triệt để; ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức thi và xét tuyển chưa triệt để, tỉ lệ thí sinh ảo trong tuyển sinh cao, gây khó khăn cho các trường... Đó là một số bất cập, hạn chế cần được nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện để công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm 2017 hiệu quả hơn.

Kế thừa những kết quả đã đạt được và điều chỉnh những bất cập, hạn chế sau 2 năm thực hiện đổi mới thi, tuyển sinh, Bộ GDĐT tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh chính quy với một số điều chỉnh như: Tổ chức 1 loại cụm thi ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước; Điều chỉnh đề thi, hình thức thi để đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, hạn chế học lệch; Triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong xét tuyển ĐH, CĐ để hỗ trợ các trường khắc phục thí sinh ảo; Có lộ trình, bước đi hoàn thiện kỳ thi phù hợp với việc đổi mới dạy và học ở bậc phổ thông, tiến tới phương án bền vững có thể áp dụng lâu dài.

II. Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

1. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 được tổ chức về cơ bản như năm 2016 với một số nội dung điều chỉnh sau:

1.1. Tổ chức cụm thi

a) Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do Sở GDĐT chủ trì dành cho tất cả các thí sinh của địa phương; các điểm thi được bố trí phù hợp, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh; các thí sinh tự do được lựa chọn địa điểm thi phù hợp với điều kiện và yêu cầu cá nhân.

b) Các Sở GDĐT bố trí cán bộ coi thi đảm bảo tính khách quan, đúng quy chế;

c) Bộ GDĐT cử cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ đến địa phương để phối hợp, hỗ trợ và giám sát công tác tổ chức thi, coi thi và chấm thi.

1.2. Bài thi, hình thức thi, đề thi, nội dung thi, thời gian làm bài thi và lịch thi

a) Bài thi

Gồm 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT:

- Thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ.

- Thí sinh giáo dục thường xuyên thi 3 bài thi gồm: 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí). Thí sinh có thể chọn thi thêm bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH, CĐ nếu có nguyện vọng.

b) Hình thức thi

- Các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm; Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh được chấm bằng phần mềm máy tính.

- Bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận.

c) Đề thi

- Đề thi gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản nhằm mục đích xét tốt nghiệp THPT và những câu hỏi phân hóa nhằm mục đích xét tuyển ĐH, CĐ.

- Đề thi cho mỗi bài thi Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội có 60 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn với duy nhất 1 phương án trả lời đúng (gọi chung là câu hỏi trắc nghiệm); bài thi Toán có 50 câu hỏi trắc nghiệm; bài thi Ngoại ngữ có 40 câu hỏi trắc nghiệm. Đề thi các bài thi trắc nghiệm do máy tính thiết lập tự động từ ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được cập nhật, bổ sung trên cơ sở ngân hàng đề thi đã được Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng nhiều năm qua.

- Đề thi bài thi Ngữ văn do các chuyên gia, giáo viên, giảng viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm biên soạn.

Bộ GDĐT sẽ công bố đề thi minh họa vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 năm 2016. Học sinh và giáo viên có thể tham khảo định dạng của đề thi này để ôn luyện trong quá trình dạy, học.

d) Thời gian làm bài thi: Các bài thi Toán, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội: 90 phút mỗi bài; bài thi Ngữ văn: 120 phút; bài thi Ngoại ngữ: 60 phút.

đ) Nội dung thi: Năm 2017 nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12 THPT (năm 2018 nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT, từ năm 2019 trở đi, nội dung đề thi nằm trong chương trình 3 năm THPT).

e) Lịch thi: Tổ chức thi 2 ngày trong tháng 6, thống nhất trong cả nước. Cụ thể như sau:

Ngày thứ nhất:

+ Buổi sáng: thi bài thi Ngữ văn;

+ Buổi chiều: thi bài thi Khoa học tự nhiên.

Ngày thứ hai:

+ Buổi sáng: thi bài thi Toán và bài thi Ngoại ngữ;

+ Buổi chiều: thi bài thi Khoa học Xã hội.

1.3. Công bố kết quả thi và cấp Giấy chứng nhận kết quả thi: Sở GDĐT cập nhật kết quả thi lên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chung của Bộ GDĐT, công bố kết quả thi và cấp cho mỗi thí sinh một Giấy chứng nhận kết quả thi.

1.4. Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Do sở GDĐT thực hiện theo phương thức tính điểm xét tốt nghiệp như sau: 50% số điểm từ 4 bài thi (đối với thí sinh phổ thông) hay từ 3 bài thi (đối với thí sinh giáo dục thường xuyên) và 50% số điểm từ điểm trung bình kết quả học tập lớp 12.

2. Quản lý cơ sở dữ liệu tốt nghiệp THPT

a) Các thông tin của thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia được cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu chung của Bộ GDĐT. Mỗi thí sinh được cung cấp một mã số thí sinh và tài khoản để kiểm tra thông tin cá nhân, kết quả thi, kết quả tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.

b) Sở GDĐT sử dụng cơ sở dữ liệu chung này để tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh; cập nhật lên hệ thống kết quả học tập phổ thông, kết quả thi THPT quốc gia và kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT của thí sinh thuộc địa bàn quản lý.

c) Các trường ĐH, CĐ sử dụng cơ sở dữ liệu chung này làm căn cứ để tuyển sinh.

d) Bộ GDĐT sử dụng cơ sở dữ liệu chung này phục vụ cho công tác quản lý ngành.

III. Tổ chức tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy

1. Hoàn thiện quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ

Công tác tuyển sinh năm 2016 vẫn còn một số bất cập cần tiếp tục khắc phục như: tỷ lệ thí sinh ảo cao khiến các trường gặp khó khăn trong xác định điểm chuẩn; việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh mới chỉ dựa vào năng lực đào tạo của trường, chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã hội; chưa làm tốt công tác dự báo thị trường lao động để định hướng tuyển sinh các ngành nghề… Vì vậy, quy chế tuyển sinh 2016 cần tiếp tục được điều chỉnh một số nội dung để đảm bảo phù hợp, hiệu quả hơn cho năm 2017. Cụ thể:

- Kế thừa những kinh nghiệm đã đạt được về tổ chức tuyển sinh năm 2015 và năm 2016.

- Tôn trọng quyền tự chủ của các trường trong khuôn khổ của quy chế tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đầu vào, xác định chỉ tiêu hợp lý, đảm bảo quyền lợi người học và việc tuyển sinh được thực hiện công bằng, trật tự.

- Đáp ứng tối đa nguyện vọng của thí sinh, khắc phục tối đa tác động của thí sinh ảo đến công tác tuyển sinh của các trường.

- Kỳ thi THPT quốc gia cung cấp cơ sở dữ liệu tin cậy để đa số các trường ĐH, CĐ sử dụng làm căn cứ xét tuyển; một số trường đặc thù, chất lượng cao có thể có thêm các hình thức đánh giá năng lực hoặc thi thêm các môn năng khiếu.

2. Những quy định chung

- Bộ GDĐT ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.

- Các trường ĐH, CĐ xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh theo quy chế và công bố công khai.

- Các trường có thể tuyển sinh 1 hoặc 2 kỳ trong năm.

3. Các phương thức tuyển sinh

3.1. Xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia

- Các trường công bố công khai tổ hợp các bài thi, môn thi của Kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để xét tuyển vào các ngành của trường trước khi thí sinh đăng ký dự thi.

- Sau khi có kết quả thi, thí sinh được phép đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển vào ngành/trường ĐH, CĐ và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

- Bộ GDĐT sử dụng phần mềm lọc ảo để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển với nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký xét tuyển. Danh sách này được gửi đến các trường để tư vấn, hỗ trợ cho các trường trong xử lý vấn đề thí sinh ảo. Các trường có thể cân đối, điều chỉnh dựa vào các điều kiện thực tế của trường đã nêu trong đề án tự chủ tuyển sinh để quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức. Đây là giải pháp hỗ trợ kỹ thuật nhằm khắc phục bất cập tỉ lệ thí sinh ảo gia tăng khi thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng vào các ngành/trường.

- Thí sinh nộp Giấy chứng nhận kết quả thi trong thời hạn quy định của trường để khẳng định nhập học tại trường. Trường cập nhật danh sách thí sinh đã khẳng định nhập học lên hệ thống quản lý dữ liệu chung.

- Việc xét tuyển có thể được thực hiện nhiều đợt trong thời gian quy định của kỳ tuyển sinh và theo yêu cầu của các trường.

3.2. Sơ tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh

Ngoài việc sử dụng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập ở THPT để sơ tuyển, các trường có thể tổ chức thi năng khiếu, thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh (nếu thấy cần thiết) với các hình thức phù hợp, đảm bảo không gây ra tình trạng luyện thi tràn lan, không gây vất vả, tốn kém cho thí sinh. Các trường phải công khai đề thi minh họa của bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt, phương thức thi (trắc nghiệm hay tự luận), cách tính điểm xét tuyển từ kết quả THPT và kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt.

3.3. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở THPT

Các trường thông báo cụ thể điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (lớp 12 hoặc cả 3 năm THPT). Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo yêu cầu của trường được quy định trong đề án tự chủ tuyển sinh đã được công bố công khai.

3.4. Phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh

Các trường có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh nêu trên và quy định rõ trong đề án tự chủ tuyển sinh; đồng thời, công bố công khai chỉ tiêu xét tuyển đối với mỗi phương thức tuyển sinh.

IV. Các nhiệm vụ triển khai thực hiện trong thời gian tới

1. Đối với Bộ GDĐT

- Công bố phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 và triển khai công tác truyền thông rộng rãi để giáo viên, học sinh và xã hội hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện.

- Sửa đổi, bổ sung Quy chế thi THPT quốc gia và Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.

- Công bố đề thi minh họa cho Kỳ thi THPT quốc gia 2017 vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 năm 2016 để giáo viên, học sinh tham khảo.

- Chỉ đạo việc cập nhật, bổ sung đề thi trên cơ sở ngân hàng đề thi đã được Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng nhiều năm qua; chuẩn bị phần mềm và hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo tổ chức thành công Kỳ thi.

2. Đối với các địa phương

- Chỉ đạo tuyên truyền chủ trương, hướng dẫn tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 và những điều chỉnh trong tổ chức thi, xét tuyển sinh ĐH, CĐ tới các cơ sở giáo dục đào tạo, các giáo viên, học sinh của địa phương mình;

- Chỉ đạo triển khai tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá trong các trường phổ thông và giúp học sinh ôn tập theo định hướng Kỳ thi.

3. Đối với các trường ĐH, CĐ

Xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh, chuẩn bị các điều kiện thực hiện tốt công tác tuyển sinh năm 2017.

Phương án kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 đã được xã hội đánh giá thành công. Những điểm mạnh của phương án này sẽ được tiếp tục kế thừa và những điểm hạn chế sẽ được khắc phục trong phương án thi, tuyển sinh năm 2017. Với những kinh nghiệm đã tích lũy được trong 2 năm thực hiện đổi mới thi, tuyển sinh và sự đồng thuận của dư luận xã hội, chắc chắn công tác tổ chức thi và tuyển sinh năm 2017 sẽ đạt được những thành công mong đợi.

Bộ GD-ĐT

Thi trắc nghiệm môn Toán: Thế giới có kinh nghiệm gì?

Lời toà soạn: Mấy ngày gần đây, cuộc tranh luận về việc sử dụng các bài thi trắc nghiệm cho kỳ thi xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ diễn ra sôi nổi. VietNamNet vừa nhận được bài viết phân tích việc sử dụng dạng thức trắc nghiệm cho các bài thi Toán của tác giả Phạm Ngọc Duy - hiện đang làm nghiên cứu sinh về đo lường và tâm trắc học giáo dục tại ĐH Massachussets Amherst. Trước đó, anh Duy tốt nghiệp khoa Toán, Trường ĐH Sư Phạm, Hà Nội và theo học chương trình thạc sỹ về Quản lý Giáo dục tập trung vào Giáo dục đại học và Chính sách giáo dục quốc tế tại Boston College.

Thi THPT 2017: Không cần làm tất cả các môn trong bài thi tổ hợp
Toàn văn dự thảo phương án thi THPT và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017
“Giờ ra chơi nào giáo viên cũng thảo luận về thi cử"
Bài thi trắc nghiệm có làm hỏng tư duy học sinh?


Trước khi nói về vấn đề sử dụng bài thi trắc nghiệm cho môn Toán, việc đặt bài thi này trong hệ thống các công cụ đo lường phổ biến trong giáo dục có thể giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng thể hơn.

Hệ thống đo lường giáo dục

Trong hệ thống giáo dục, các công cụ đo lường giáo dục phổ biến như các bài thi, bài kiểm tra trình độ có thể được chia ra thành hai loại chính (i) các công cụ đo lường cuối quá trình (summative assessment) và (ii) các công cụ đánh giá trong quá trình hoặc trên lớp học (formative assessment).

Mỗi nền giáo dục có chính sách riêng trong việc ưu tiên sử dụng hai loại công cụ này. Các nước Châu Âu có truyền thống sử dụng nhiều các công cụ đo lường trong quá trình như các bài kiểm tra trên lớp, bài thi giữa kỳ, cuối kỳ, cuối năm học. Các nước Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc lại có xu hướng sử dụng kết quả các bài thi đánh giá cuối quá trình trong việc ra các quyết định tốt nghiệp và tuyển sinh đại học hơn.

kỳ thi THPT quốc gia 2017, thi tốt nghiệp THPT 2017, tuyển sinh đại học 2017, đổi mới thi cử

Thí sinh tham khảo thông tin xét tuyển năm 2016. Ảnh: Lê Văn

Tuy nhiên, xu hướng chung hiện nay là sử dụng phối hợp hai loại hình đo lường này bởi vì mỗi loại hình có ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong hơn một thập kỷ vừa qua, Hoa Kỳ có vẻ như chú trọng nhiều đến các đo lường cuối quá trình. Nhưng những chính sách cải cách gần đây của nước này cho thấy các đánh giá trong quá trình đang được chú trọng, đầu tư phát triển và sử dụng nhiều hơn.


Về mặt hình thức, các công cụ đo lường cuối quá trình thường là các bài thi chuẩn hóa (standardized). Các câu hỏi thi ở của bài thi này thường là câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn có một hoặc vài phương án trả lời đúng, hoặc các câu hỏi điền tô (grid-in), hoặc các câu hỏi yêu cầu các câu trả lời ngắn (short answers).

Lý do của lựa chọn này nằm ở những ưu điểm của các bài thi trắc nghiệm như khả năng bao phủ rộng của đề thi, tính khách quan của quá trình chấm thi và khả năng áp dụng các mô hình và công cụ tâm trắc học để tính điểm thang đo (scaling), tổ chức thi trên máy tính (computer adaptive testing), phát hiện các câu hỏi có khả năng tiềm ẩn bất công cho một nhóm sinh viên (differential item functioning) và so bằng điểm giữa các bài thi, đợt thi (equating).

Trong khi đó, dạng thức các bài thi đánh giá trong quá trình thường đa dạng hơn, có thể chứa nhiều loại câu hỏi hơn và cũng có thể tích hợp nhiều loại câu hỏi trong một đề thi hơn.

Đề thi đánh giá trong quá trình sát với việc học và nhu cầu đánh giá của các thầy cô giáo, các trường, nhóm trường hơn. Các câu hỏi thi của các bài thi này có thể là các câu hỏi tự luận, các câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn. Các bài thi này cũng có thể yêu cầu học sinh làm các thí nghiệm, đo đạc một số đại lượng, mô tả một số hiện tượng (performance assessment).

Tuy nhiên, việc tổ chức và sử dụng các hình thức thi này trên diện rộng cho hàng triệu thí sinh trong một khoảng thời gian ngắn là một việc làm phức tạp, tốn kém thời gian và công sức. Việc áp dụng các mô hình tâm trắc học để đánh giá các bài thi đo lường trong quá trình này cũng tốn kém và phức tạp hơn rất nhiều các bài thi chuẩn hóa sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm.

Tóm lại, mỗi loại hình đo lường có ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc phối hợp sử dụng hiệu quả các loại hình này trong toàn bộ hệ thống giáo dục là một việc làm cần thiết để đảm bảo hiệu quả giáo dục cũng như tạo điều kiện tốt cho công tác thống kê và các nghiên cứu định lượng về giáo dục.

Về các bài thi trắc nghiệm môn Toán

Việc sử dụng các câu hỏi tự luận cho các đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học môn Toán và Văn học có lẽ là một truyền thống trong nhiều năm của nền giáo dục Việt Nam. Trong khi nhiều môn khác đã sử dụng các bài thi trắc nghiệm trong khoảng hơn một thập kỷ, thì các bài thi trắc nghiệm cho lĩnh vực Toán hoặc đo lường tư duy định lượng mới hơn và ít phổ biến hơn. Gần đây nhất, ĐHQG Hà Nội có lẽ là một trong những nơi đầu tiên ở Việt Nam sử dụng dạng thức câu hỏi này cho các câu hỏi liên quan đến môn Toán.

Việc một số nhà Toán học hoặc các thầy cô giáo giảng dạy môn Toán ở phổ thông hoặc đại học quan ngại về vấn đề này cũng là một điều dễ hiểu.

Lý do đầu tiên là nằm ở chỗ Việt Nam đã quá quen sử dụng các bài thi tự luận môn Toán trong một thời gian rất dài.

Ngoài lý do lịch sử trên thì việc những người có chuyên môn về Toán cho rằng dạng thức thi như vậy sẽ làm học sinh học vẹt, bấm máy tính để ra kết quả và không cần hiểu bản chất vẫn có thể làm tốt bài thi được. Hệ quả của việc này là có thể làm hỏng tư duy toán học của học sinh.

Đây thực ra chỉ là những quan sát dựa trên kinh nghiệm cá nhân và cần thêm chứng cứ khoa học trên mẫu đại diện để có thể đưa ra khẳng định có căn cứ.

Trên thực tế, với các bài thi trắc nghiệm phần Toán phổ biến như bài thi SAT, ACT cho thấy, trên những mẫu đủ lớn, các điểm phần Toán của các bài thi này dự đoán khá tốt khả năng hoàn thành và đạt kết quả tốt ở các khóa học cấp độ đại học ở Hoa Kỳ. Khi được sử dụng cùng với điểm trung bình chung trong học tập, khả năng dự đoán của điểm của các bài thi này được cải thiện một cách đáng kể.

Nếu đặt các bài thi đánh giá cuối quá trình bằng các câu hỏi trắc nghiệm trong hệ thống đo lường giáo dục, chúng ta có thể thấy ngoài các công cụ này, các bài kiểm tra trên lớp, các bài thi giữa kỳ, cuối kỳ có thể đóng vai trò định hướng để học sinh học tập toàn diện, rèn luyện tư duy, rèn rũa khả năng trình bày, năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong một lĩnh vực hoặc môn học cụ thể.

Trong khi đó, các bài thi cuối giai đoạn như thi tốt nghiệp hoặc tuyển sinh đại học, cao đẳng có thể hướng tới đo lường các năng lực chung, kiến thức phổ rộng hơn như khả năng đọc hiểu, khả năng giải quyết vấn đề, tính toán trong khoảng thời gian hạn chế. Ngoài ra, việc xây dựng và phát triển các câu hỏi thi trắc nghiệm dạng thức mới như các câu thí sinh tự điền câu trả lời, hoặc viết các câu trả lời ngắn, hoặc điền từ vào ô trống, kết nối các cụm từ để tạo thành một câu trả lời hoàn chỉnh cũng có thể giúp cải thiện khả năng đo lường của các bài thi trắc nghiệm.

kỳ thi THPT quốc gia 2017, thi tốt nghiệp THPT 2017, tuyển sinh đại học 2017, đổi mới thi cử


Nếu xây dựng tốt cả hai thành tố của hệ thống đo lường trong giáo dục này, chất lượng và hiệu quả của công tác đo lường, thống kê trong giáo dục sẽ được cải thiện đáng kể.Các yếu tố quyết định tới chất lượng và hiệu quả của các bài thi đo lường trong quá trình hay cuối quá trình có thể kể đến là (i) chất lượng của thiết kế các bài thi, (ii) chất lượng từng câu hỏi thi , (iii) quá trình tổ chức thi, chấm điểm; (iv) chất lượng và độ tin cậy của các phương pháp tính, rà soát và cân bằng điểm.

Một số kết luận và khuyến nghị

Xuất phát từ những luận điểm trên đây về hệ thống đo lường trong giáo dục cũng như một số kinh nghiệm quốc tế, người viết bài này có một số kiến nghị chính sách như sau để các cơ quan hữu trách và cộng đồng xem xét và áp dụng hoặc kiến nghị áp dụng.

Thứ nhất, các cơ quan hoạch định chính sách, quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ sở giáo dục cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách liên quan đến việc xây dựng và vận hành thành công các chính sách giáo dục có liên điều chỉnh các hoạt động đo lường trong giáo dục. Cần có chính sách đồng bộ để các phương thức đo lường trong quá trình cũng như cuối quá trình được sử dụng hợp lý, hiệu quả trong toàn bộ hệ thống giáo dục.


Việc tạo điều kiện về nguồn lực để các thầy cô giáo và người học hiểu và sử dụng hiệu quả các bài kiểm tra thường xuyên, bài thi trong quá trình sử dụng hình thức tự luận hoặc quan trắc thực chứng (performance assessment) là một việc làm quan trọng để các kết quả đo lường này trở thành thông tin hữu ích cho quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của người học.

Điểm các bài thi này sẽ được sử dụng để tính điểm trung bình chung học tập. Do có các ưu thế vì chi phí, tính chuẩn hóa và khách quan, các bài thi trắc nghiệm sử dụng một số dạng thức câu hỏi khác nhau cũng cần được khuyến khích sử dụng cho các bài thi đánh giá cuối quá trình. Công tác truyền thông và chia sẻ thông tin để toàn bộ hệ thống giáo dục hiểu và cùng chung sức từng bước xây dựng các thành tố của hệ thống đo lường giáo dục là bước đi ban đầu quyết định sự thành công của các bước triển khai tiếp theo.

Thứ hai, các đơn vị được giao trọng trách thiết kế các bài thi đo lường cuối giai đoạn và xây dựng các câu hỏi thi cần đảm bảo chất lượng của các bài thi này. Do đảm bảo chất lượng là một quá trình liên tục, việc xây dựng các cơ chế để theo dõi và cải tiến toàn bộ quy trình thiết kế, xây dựng, chuẩn hóa, tổ chức thi, phân tích dữ liệu thi, tính điểm thi, so bằng điểm thi là việc làm cần thiết. Các đơn vị này cũng cần được tạo điều kiện để hợp tác và học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức khảo thí quốc tế, các cơ sở đào tạo về đo lường, tâm trắc học giáo dục có uy tín trên thế giới.

Quan trọng nhất, cộng đồng có chuyên môn và quan tâm đến đổi mới đo lường, đánh giá trong giáo dục cần tiếp tục đưa ra các ý kiến đóng góp cho dự thảo mới đây cũng như các phiên bản tiếp theo và các dự thảo khác về lĩnh vực này.

Các đóng góp có thể xuất phát từ kinh nghiệm, quan sát của cá nhân. Các ý kiến cũng có thể xuất phát từ các tài liệu chuyên môn, các nghiên cứu thực chứng về chủ đề này.

Việc có các ý kiến khác nhau thậm chí là mâu thuẫn nhau là điều không thể tránh khỏi nhưng cần thiết để cộng đồng cũng như các nhà quản lý giáo dục có thể thống nhất được những chính sách phù hợp nhất với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại của giáo dục nước nhà.

Chính sách như vậy chắc chắn sẽ không thể làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng chúng có thể điều chỉnh các hoạt động thi cử, tuyển sinh của chúng ta theo hướng từng bước tích cực hơn, phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế.

Phạm Ngọc Duy