Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Mọi người nhìn vào 10 chi tiết này để đánh giá bạn

Có những chi tiết rất nhỏ mà người đối diện thường dựa vào đó để đánh giá tâm lý và tính cách của bạn. Cũng có những nhận định đúng nhưng cũng có những đánh giá chưa hoàn toàn chính xác.

đánh giá tính cách, đoán tính cách

1. Mức độ sạch sẽ của nhà bạn

Một nghiên cứu mới đây của Anh cho thấy chỉ mất 26 giây để các vị khách đánh giá về bạn qua tình trạng ngôi nhà.

Đầu tiên, họ sẽ đánh giá bằng mũi trước. Mùi của ngôi nhà là yếu tố lớn nhất để quyết định một ấn tượng tích cực. Tiếp theo là không gian trong nhà được sắp xếp như thế nào – giày và áo khoác được đặt ở đâu hay đống thư chưa mở cao đến mức nào.

2. Cách selfie của bạn

Các nhà nghiên cứu cho rằng mọi người sẽ đánh giá rất nhiều dựa trên cách mà bạn selfie. Thường thì những nhận định này là không chính xác, ví dụ như bạn xuất hiện một mình trong bức ảnh không có nghĩa là bạn có vấn đề về tâm thần, nhưng mọi người có thể đúng khi nghĩ rằng những cảm xúc tích cực trong một bức ảnh selfie cho thấy bạn là một người cởi mở với những trải nghiệm.

3. Gu âm nhạc

Một người dùng Quora cho rằng cô thường đánh giá mọi người dựa trên gu âm nhạc mà họ nghe – giống như một nghiên cứu vào năm 2003 cho thấy.

Nghiên cứu này nói rằng những người nghe nhạc “phức tạp” có xu hướng cởi mở với những trải nghiệm mới và tự do chính trị. Những người nghe nhạc “vui vẻ” thường hướng ngoại và thích thể thao.

4. Màu sắc yêu thích

đánh giá tính cách, đoán tính cách

Shivani Jha – một người dùng Quora cho rằng màu sắc yêu thích tiết lộ tính cách của bạn. Ví dụ như nếu màu sắc yêu thích của bạn là màu đỏ thì cô ấy cho rằng bạn mong muốn những đủ đầy về mặt vật chất.

Theo nhà tâm lý học Bernardo Tirado, những người thích màu đỏ là những người kiên trì và quyết tâm, trong khi người thích màu vàng thích học tập và dễ dàng tìm được hạnh phúc.

5. Bạn thích chó hay mèo

“Những người không thích mèo thường có vấn đề về kiểm soát” – một người dùng Quora viết. Thành viên này cũng khuyến người đọc “nên tránh những người phụ nữ thích chó to (to cỡ những con chó chăn cừu). Những phụ nữ này thường không tìm kiếm mối quan hệ lâu dài”.

Trong khi đó, một nghiên cứu cho rằng những người thích chó hơn nhìn chung là mạnh mẽ hơn và hướng ngoại hơn. Ngược lại, người thích mèo hơn sống nội tâm hơn và nhạy cảm hơn.

6. Kiểu giày của bạn

Calvin Chik – một người dùng Quora cho rằng, hãy kiểm tra đế giày của một người để tìm ra những bằng chứng về tính cách của họ.

“Những người kém tự tin vào bản thân thường nghiêng về phía trước khi đứng hoặc đi bộ. Họ đặt sức nặng cơ thể lên mũi chân, giống như sẵn sàng để di chuyển nhanh”.

“Những người tự tin có xu hướng nghiêng về phía sau nhiều hơn. Họ đặt trọng lượng cơ thể về phía gót chân nhiều hơn”.

“Sau một thời gian, tư thế đứng sẽ phản ánh tình trạng của giày. Một người thiếu tự tin sẽ bị mòn ở mũi giày nhiều hơn, trong khi người tự tin mòn ở gót giày nhiều hơn”.

7. Cách bạn đối xử với động vật

Thái độ của một người với động vật cũng tiết lộ nhiều về một người. “Nếu như ai đó cưng nựng một con vật đi lạc thì người đó thường thân thiện và cởi mở”.

8. Bạn mất bao lâu để hỏi một câu

Ngay cả khi một người không nói bất cứ câu nào về anh ta trong cuộc trò chuyện thì bạn cũng có thể hiểu về tính cách của anh ta.

“Khi bạn gặp ai đó lần đầu tiên… hãy xem họ mất bao lâu để hỏi lại bạn một câu hỏi. Bạn sẽ ngạc nhiên khi điều này tiết lộ họ là người “cho đi” hay “nhận lại”. Nó cũng sẽ giúp phân biệt “người thích bạn” và “người thích cái mà bạn có thể cung cấp cho họ”.

đánh giá tính cách, đoán tính cách
Nếu bạn hỏi lại ngay lập tức sau khi nghe người đối diện nói, bạn được đánh giá là "người cho đi"

9. Khả năng phối hợp trang phục của bạn

Trong một nghiên cứu năm 2013, các nhà nghiên cứu yêu cầu người tham gia nhìn vào một hình ảnh không có khuôn mặt trong vòng 5 giây. Những hình ảnh này là những người đàn ông mặc vest rất đẹp hoặc một người ăn mặc luộm thuộm. Kết quả là người tham gia đánh giá những người mặc vest tự tin hơn, thành đạt hơn và kiếm tiền tốt hơn.

10. Cách bạn sử dụng văn phòng hoặc bàn làm việc

Những người dọn dẹp văn phòng ngăn nắp, sạch sẽ thường được đánh giá là người tận tâm, chu đáo. Những nhận xét này phần nhiều là chính xác. Những người trang trí văn phòng vui nhộn cũng có xu hướng hướng ngoại nhiều hơn.

  • Nguyễn Thảo (Theo Business)

Bị đánh hội đồng, tiểu tiện lên đầu vì không nộp 5.000 đồng

- Ông Nguyễn Văn Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Tân (Kinh Môn, Hải Dương) cho biết nguyên nhân vụ việc một nam sinh của trường bị đánh hội đồng rồi tè bậy trước mặt vì không chịu nộp 5.000 đồng cho các học sinh lớp trên.

Trường THCS Minh Tân, ở GD-ĐT Hải Dương
Ảnh cắt từ clip.

Cụ thể, hai học sinh lớp 11 thuộc 2 trường THPT đã xúi giục, bắt một nhóm học sinh lớp 7 đánh bạn cùng lớp do không chịu nộp 5.000 đồng cho các học sinh này.

Ông Nguyễn Kế Thừa, Trưởng Công an thị trấn Minh Tân (Kinh Môn, Hải Dương) cho biết, sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã triệu tập tất cả các học sinh có liên quan để lấy lời khai.

Theo đó, nam sinh bị nhóm học sinh cùng lớp đánh theo sự chỉ đạo của em Phùng Đức Huy (học sinh lớp 11C, Trường THPT Trần Quang Khải) và em Đoàn Minh Chiến (học sinh lớp 11E, Trường THPT Nhị Chiểu). Nguyên nhân là do nam sinh này không chịu nộp 5000 đồng cho Huy và Chiến.

Tại cơ quan công an, em Huy cũng thừa nhận trước đó đã nhiều lần chặn đường để uy hiếp nam sinh nộp tiền.

Hiện, cơ quan công an đang hoàn thiện hồ sơ, gửi thông báo về các trường THPT mà các em học sinh này đang theo học để có biện pháp xử lý kỷ luật theo quy định.

“Về phía học sinh trường tôi, 4 em trực tiếp tham gia đánh bạn sẽ yêu cầu các em kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật trước. Sau đó nhà trường sẽ xin chỉ đạo, thống nhất với các cơ quan cấp trên để đưa ra hình thức kỷ luật đích đáng”, Hiệu trưởng Khoa nói.

Về việc này, ông Vũ Văn Lương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Dương cho hay, để xảy ra sự việc đáng tiếc này những người làm công tác giáo dục rất đau lòng. Sau sự việc này, ngành giáo dục Hải Dương sẽ chấn chỉnh lại toàn bộ các trường để không xảy ra những sự việc tương tự.

Trước đó, VietNamNet đưa tin một nam sinh bị nhóm bạn đánh hội đồng rồi tè bậy trước mặt. Mặc dù nam sinh này đã khóc lóc, van xin nhưng nhóm học sinh vẫn không dừng lại. Sự việc chỉ kết thúc khi có một người dân đi qua.

Clip sau khi chia sẻ ít giờ trên mạng xã hội Facebook đã nhận được gần 450.000 lượt xem và hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận phẫn nộ về hành vi của các em học sinh.

Thanh Hùng

Chủ tịch nước: "Cần quan tâm đặc biệt bồi dưỡng giảng viên"

- Sáng 27/10, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM kỷ niệm 40 năm ngày thành lập. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Thành Phong - chủ tịch UBND TP.HCM tới dự

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh đây là trường đại học dẫn đầu về lĩnh vực kinh tế ở khu vực phía Nam. Ông Quang giao cho Trường ĐH kinh tế TP.HCM thực hiện 5 nhiệm vụ:

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, kỉ niệm
Chủ tịch nước tặng quà cho Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (Ảnh:Như Hùng)

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập; Đổi mới công tác tuyển sinh, kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập bảo đảm mở rộng quy mô đào tạo gắn liền nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học; Chú trọng gắn kết kiến thức cơ bản với thực tiễn kinh tế xã hội và năng lực, kĩ năng thực hành; Phát huy tích cực đổi mới sáng tạo của học viên, sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học theo hướng hàn lâm và công bố quốc tế; Xây dựng nhà trường thành trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế, quản trị kinh doanh, luật học có chất lượng cao ngang tầm khu vực và thế giới; Phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương, tăng cường huy động đội ngũ nghiên cứu khoa học,các chuyên gia phân tích nghiên cứu chính sách trong và ngoài nước, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về những vấn đề cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội...

Thứ ba, phải đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, phát triển đổi ngũ cán bộ giảng viên, coi đây là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu chiến lược của nhà trường; Xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý...

Thứ tư, coi trọng công tác quản lý giáo dục, rèn luyện định hướng lý tưởng, sống đẹp về lòng yêu nước để sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng.

Thứ năm, chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà trường, xây dựng đảng bộ nhà trường thật sự trong sạch, vững mạnh.

Ông Quang cũng đề nghị, các bộ, ban, ngành, địa phương tiếp tục tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ hơn nữa để giúp Trường ĐH Kinh tế TP.HCM hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM được thành lập ngày 27/10/1976 trên cơ sở ĐH Luật khoa Sài Gòn. Với nhiệm vụ ban đầu là tiếp tục đào tạo sinh viên đang học tại các trường đại học thuộc khối ngành luật, kinh tế và quản trị kinh doanh tại miền Nam để thực hiện mục tiêu đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong cuộc xây dựng và phục hồi nền kinh tế hậu chiến.

Ngày đầu thành lập, trường chỉ có 17 cán bộ, giảng viên từ miền Bắc vào công tác tại trường. Hiện nay trường có hơn 600 cán bộ, giảng viên trong đó có 9 giáo sư, 52 phó giáo sư, 180 tiến sĩ và 378 thạc sĩ. Trường đã đào tạo hơn 217.000 cử nhân kinh tế, 10.000 thạc sĩ và 350 tiến sĩ.

Nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày thành lập, nhà trường đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ truyền thống của UBND TP.HCM.

Lê Huyền

Sinh viên ĐH Cambridge khỏa thân làm lịch từ thiện

Sinh viên các đội thể thao của ĐH Cambridge vừa thực hiện một bộ ảnh khỏa thân để làm lịch gây quỹ từ thiện.

Các sinh viên tới từ các đội thể thao như bơi lội, khúc côn cầu, bóng đá đã cùng nhau thực hiện những bức hình với bối cảnh là những danh lam thắng cảnh quanh thành phố lịch sử Cambridge.

Vợt tennis, găng tay đấm bốc, mũ bảo hiểm… là những đạo cụ được họ sử dụng để che đi một số phần nhạy cảm.

sinh viên khỏa thân, ảnh khỏa thân, khỏa thân làm từ thiện

sinh viên khỏa thân, ảnh khỏa thân, khỏa thân làm từ thiện

sinh viên khỏa thân, ảnh khỏa thân, khỏa thân làm từ thiện


Sinh viên năm 4 Rowenna MCGill, 21 tuổi – người đồng tổ chức sự kiện này cho biết: “Chúng tôi muốn làm gì đó khác biệt để quyên tiền cho RAG và bộ ảnh này kết hợp được cả kiến trúc tuyệt vời của Cambridge và con người nơi đây.

“’Rất vui. Việc nhiều người khỏa thân cùng nhau ở cùng một địa điểm luôn luôn hài hước. Tất cả sinh viên nam đều có vẻ rất vui khi được trút bỏ quần áo. Một số bạn còn nhịn đói cả ngày để có được những bức hình đẹp”.

“Tôi rất trân trọng những nữ sinh viên đã nhận lời tham gia. Tôi cho rằng họ trông thật tuyệt vời”.

sinh viên khỏa thân, ảnh khỏa thân, khỏa thân làm từ thiện

sinh viên khỏa thân, ảnh khỏa thân, khỏa thân làm từ thiện

sinh viên khỏa thân, ảnh khỏa thân, khỏa thân làm từ thiện


Bộ ảnh cũng cho thấy sự đa dạng trong lĩnh vực thể thao của ĐH Cambridge: các nữ sinh và nam sinh tới từ đội thể hình, bơi hỗn hợp, khúc côn cầu, tennis, bóng đá…

sinh viên khỏa thân, ảnh khỏa thân, khỏa thân làm từ thiện

sinh viên khỏa thân, ảnh khỏa thân, khỏa thân làm từ thiện

sinh viên khỏa thân, ảnh khỏa thân, khỏa thân làm từ thiện


  • Nguyễn Thảo(Theo Daily Mail)

Thế giới quan tâm đến nghiên cứu Việt Nam như thế nào?

- Tiếp nối bốn kỳ Hội thảo đã được tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM vào các năm 1998, 2002, 2008 và 2012, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 5 năm 2016 do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) làm đầu mối, cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh và các bộ ngành liên quan phối hợp tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình – Thủ đô Hà Nội vào 15-16/12/2016.

Nhân sự kiện này, phóng viên có cuộc trao đổi về tình hình nghiên cứu về Việt Nam hiện nay trên thế giới với GS. Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc ĐHQGHN, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo.

Việt Nam, Việt Nam học, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học
GS. Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội

- Thưa Giáo sư, ông cho biết tiếp cận của Hội thảo Việt Nam học lần này?

GS. Nguyễn Hữu Đức: Hội thảo quốc tế Việt Nam học luôn là diễn đàn của các nhà nghiên cứu Việt Nam ở khắp năm châu đến trình bày các nghiên cứu của mình về Việt Nam, là sự kết nối và phát triển mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam. Các hội thảo trước đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV). Nội dung của Hội thảo lần này được mở rộng hơn, tạo ra diễn đàn học thuật góp phần giải quyết các vấn đề đương đại của Việt Nam, từ vấn đề ngoại giao, hợp tác và hội nhập quốc tế, đến nguồn lực văn hóa; giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao tri thức và công nghệ; kinh tế, sinh kế và biến đổi khí hậu… Càng ngày chúng ta càng hướng khoa học đến với thực tiễn, càng nhận thức rõ vai trò của khoa học - công nghệ và môi trường đối với sự phát triển bền vững của quốc gia. Chính vì thế, Hội thảo lần này không chỉ có sự tham gia của các nhà khoa học và các cơ sở học thuật mà còn có sự quan tâm của cả các Bộ ngành. Bên cạnh các kết quả về khoa học thuần túy, giúp Việt Nam hiểu rõ hơn về chính mình, Hội thảo cũng hướng đến những đóng góp trực tiếp đến việc hoạch định ra các chủ trương, chính sách cho các cấp lãnh đạo, quản lí của Việt Nam.

- Ngoài Việt Nam thì các đối tượng nghiên cứu về “đất nước học” và “khu vực học” như thế này có phổ biến trên thế giới hay không, thưa GS.?

Nghiên cứu đất nước, con người, giá trị và các tính chất hàm chứa của các quốc gia luôn là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học ở trên thế giới. Lĩnh vực nghiên cứu ngày có thể gọi chung là lĩnh vực “quốc học”. Trong các cơ sở dữ liệu quốc tế như ISI, Scopus… chỉ cần gõ tìm tên của một nước trong tên bài báo, tóm tắt hoặc từ khóa có thể tìm được ngay tất cả thông tin. Ví dụ như thử tìm kiếm theo từ khóa “Trung Quốc” hoặc “Nghiên cứu Trung Quốc” trong cơ sở dữ liệu Scopus có thể tìm được đến hơn 600.000 bài báo, bao gồm các nghiên cứu từ khoa học xã hội, khoa học nhân văn, kinh tế; khoa học tự nhiên, y học; công nghệ và môi trường… Tương tự đối với từ khóa “Thái Lan” cũng tìm được hơn 60.000 bài. Trong cơ sở dữ liệu này, có gần 40.000 bài nghiên cứu về Việt Nam. Như vậy, Việt Nam đã là một đối tượng nghiên cứu được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm.

Việt Nam, Việt Nam học, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học

So sánh số lượng công bố quốc tế về nghiên cứu Việt Nam của các nước đối với tất cả các lĩnh vực KH&CN (nguồn Scopus)

- Số lượng thư tịch khoa học trên có thể phân tích theo rất nhiều chiều cạnh. GS quan tâm theo khía cạnh nào?

Bước đầu, tôi tạm có 3 nhận xét sau.

Thứ nhất, số thư tịch khoa học nghiên cứu về Trung Quốc và Thái Lan có sự tương đồng cao về một số xu thế, ví dụ như về tỷ lệ các bài nghiên cứu về KHXH&NV (đều chiếm khoảng 25%). Tỷ lệ này đối với Việt Nam là 36,8%. Có nghĩa là các nhà khoa học trên thế giới có quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề KHXH&NV của Việt Nam.

Thứ hai, việc triển khai các nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu về lĩnh vực “quốc học” chủ yếu là các kết quả nội sinh, do các nhà khoa học của nước đó thực hiện. 66% số lượng bài báo nghiên cứu về Trung Quốc do các học giả Trung Quốc thực hiện. Con số này đối với Thái Lan là 55%. Còn đối với Việt Nam, tỷ lệ này chỉ đạt 27,5%, tức là các nghiên cứu về Việt Nam được công bố quốc tế chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện.

Thứ ba, trong 10 cơ sở nghiên cứu mạnh nhất về Trung Quốc thì tất cả đều là các viện nghiên cứu và trường đại học của Trung Quốc (và Hồng Kông). Đối với Thái Lan, 10 đơn vị nghiên cứu hàng đầu về Thái Lan cũng đều là các đơn vị quốc nội. Còn đối với Việt Nam thì ngược lại, trong top 10 các đơn vị nghiên cứu mạnh về Việt Nam chỉ có 2 cơ sở của Việt Nam. Đơn vị có nhiều kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế về Việt Nam nhất cũng thuộc về nước ngoài.

- GS. vừa nhận xét về tỷ lệ các công bố quốc tế nghiên cứu về Việt Nam trong lĩnh vực KHXH&NV. GS. có thể phân tích thêm về các số liệu này?

Theo các tiếp cận chung vừa nêu cho tất cả các lĩnh vực KH&CN, cũng có thể đưa ra hai nhận xét sau đây cho riêng lĩnh vực KHXH&NV. Đó là, các nghiên cứu về khoa học nhân văn và kinh tế của Việt Nam chiếm tỉ trọng thấp hơn các nước khác. Thêm vào đó, đối với lĩnh vực KHXH&NV nói chung, trong top 10 cơ sở đào tạo và nghiên cứu Trung Quốc và Thái Lan có nhiều công bố nhất chỉ có một cơ sở bên ngoài (Đại học Quốc gia Singapore), còn 9 cơ sở còn lại đều là quốc nội. Đối với nghiên cứu Việt Nam, 8 cơ sở mạnh nhất là quốc tế, chỉ có 2 cơ sở trong nước có công bố đáng kể là ĐHQGHN và Đại học Kinh tế quốc dân. Đại học quốc gia Úc, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Monash, Melbourne… là các cơ sở có nhiều nghiên cứu về Việt Nam. Đây là lý do mà ĐHQGHN muốn tăng cường kết nối, xây dựng mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam, phục vụ cho sự phát triển của Việt Nam.

Việt Nam, Việt Nam học, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học

Top 10 cơ sở công bố nhiều nghiên cứu về Việt Nam trong lĩnh vực KHXH&NV (nguồn Scopus)

- Tình hình nghiên cứu Việt Nam trên thế giới trong lĩnh vực KHXH&NV có nhiều thay đổi không trong 30 năm đổi mới và 5 năm gần đây, thưa GS.?

Theo số liệu khảo sát thì bức tranh công bố quốc tế đối với các nghiên cứu về Việt Nam trong 30 năm đổi mới không khác bức tranh chung nhiều lắm. Nhưng tính riêng trong khoảng 5 năm trở lại đây tình hình có một vài chuyển biến quan trọng. Mặc dù số lượng công bố quốc tế còn khiêm tốn, nhưng xuất hiện trong top 10 các cơ sở nghiên cứu Việt Nam đã có nhiều hơn các trường đại học của Việt Nam, trong đó ĐHQGHN đã vươn lên đứng đầu và Trường Đại học Kinh tế quốc dân xếp thứ 3. Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận xu thể phát triển chung về nghiên cứu “quốc học”, đã vươn lên dẫn đầu và đang cố gắng trở thành “thánh địa” của nghiên cứu Việt Nam học. Chúng ta nghiên cứu Việt Nam để hỗ trợ cho sự phát triển của quốc gia, chứ không chỉ có các đồng nghiệp của ta nghiên cứu để tìm hiểu Việt Nam theo mục đích của họ.

Việt Nam, Việt Nam học, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học

Top 10 cơ sở công bố nhiều nghiên cứu về Việt Nam trong lĩnh vực KHXH&NV trong giai đoạn 2010-2016 (nguồn Scopus)

- Xin chúc mừng ĐHQGHN đã thành công bước đầu trong việc thực hiện sứ mệnh của người Việt. Thưa GS., trong thời gian tới ĐHQGHN có kế hoạch gì để thúc đẩy các nghiên cứu Việt Nam?

Bên cạnh việc thúc đẩy các nghiên cứu trong chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN về “Định vị và phát triển KHXH&NV Việt Nam”, để Việt Nam nói chung và ĐHQGHN nói riêng trở thành “thánh địa” của nghiên cứu Việt Nam, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam học toàn cầu, quy tụ đội ngũ nghiên cứu Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên môn khác nhau. Đặc biệt, cần phải xây dựng được một Trung tâm tư liệu nghiên cứu Việt Nam hiện đại và lớn nhất thế giới. Như đã nêu ở trên, tư liệu của thế giới viết về Việt Nam khá nhiều, đồng thời số tư liệu của Việt Nam bị thiên di đi khắp thế giới cũng rất lớn, từ châu Á, châu Âu đến cả châu Mỹ. Hệ thống tư liệu ấy cần được thu thập, quy tụ để kết hợp cùng với hệ thống tư liệu đang có trong nước hình thành một trung tâm phục vụ cho các nghiên cứu đầy đủ và toàn diện nhất về Việt Nam.

Xin trân trọng cảm ơn GS!

Ngọc Diệp

"Bạo lực: Tôi cảm thấy bất lực"

- Chia sẻ của một giáo viên dạy môn Giáo dục công dân ở tại TP.HCM. Thầy là người chứng kiến và trung gian, hòa giải nhiều vụ học sinh đánh nhau.

Tôi cảm thấy sợ hãi

Năm ngoái, khi xem clip một học sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị những người bạn cùng lớp, tôi rất sốc. Tôi bị ám ảnh khi hình ảnh một học sinh nữ ngồi im, chống chọi lại 7 học sinh khác đang cầm ghế phang vào đầu em.

Hôm qua, một nam học sinh lớp 7 ở Hải Dương lại bị một nhóm bạn túm tóc, dùng dép tát vào mặt và đạp thẳng chân vào đầu. Thậm chí nhóm bạn còn bắt em quỳ xuống, vái lạy để xin lỗi và tè bậy trước mặt em. Mặc dù em đã khóc lóc, van xin nhưng nhóm bạn vẫn không dừng lại.

bạo lực học đường, đánh hội đồng

Đây không phải là vụ bạo lực học đường duy nhất trong thời gian gần đây. Những clip đánh hội đồng bạn xuất hiện trên mạng xã hội ngày càng nhiều. Chưa kể ở tuổi này, các em không chỉ đánh nhau mà còn yêu đương, quan hệ tình dục, phá thai…

Tôi không dám nói, mình đã chai lỳ cảm xúc khi sự việc lặp tới lặp lui mà không có hướng giải quyết. Tôi chỉ buồn và sợ cái buồn này đến một lúc sẽ thấy là bình thường thì nguy hiểm hơn. Đó là sự vô cảm. Tôi cũng thấy bất lực trước những hình ảnh này.

Chúng tôi đang dạy chữ nhiều hơn dạy người

Câu hỏi đầu tiên về bạo lực học đường là do nguyên nhân nào. Tất nhiên, không thể thiếu các yếu tố như game online, gia đình thiếu quan tâm, những hình ảnh trên mạng khiến các em bắt chước nhau…

Năm ngoái, ở lớp tôi chủ nhiệm có một học sinh đi học mang theo một thanh sắt bên người. Giám thị nhà trường phát hiện ra và báo cho tôi. Khi tìm hiểu thì được biết em bị một bạn ở ngoài trường dọa dẫm. Bạn ấy kéo theo mấy bạn khác nói sẽ đánh em. Em sợ nên “thủ” theo một thanh sắt đề phòng. Tôi khuyên em đừng hận thù, đánh nhau và em nghe lời. Nhưng bất ngờ hai tuần sau đó em lên gặp tôi với một bịch quần áo trên tay. Em bảo “Thầy ơi, đây là quần áo của em đi học. Nói thiệt với thầy, em nghe lời thầy nên không quậy phá. Nhưng bây giờ vào lớp em cũng không hiểu bài. Bị đúp lớp thì tốn tiền cha mẹ. Để em đi làm kiếm tiền cho mẹ”. Nhìn em, tôi bật khóc. Tôi có thể uốn nắn em về mặt đạo đức, nhưng hơn mười môn học còn lại thì sao. Em muốn học nhưng học không được. Đây là một bi kịch !

bạo lực học đường, đánh hội đồng

Một sự thật đang diễn ra ở các lớp học hiện nay, khi bị mất căn bản, không hiểu bài, học sinh sẽ bị thầy cô mắng. Về nhà thấy điểm con bị thấp phụ huynh cũng la mắng. Bạn bè học giỏi không chơi chung. Điều này đang vô hình đẩy những em cùng cảnh ngộ chơi với nhau. Khi các em sa sút, nếu có băng nhóm sẽ càng quậy phá hơn

Giá như chương trình hiện nay nhẹ đi một chút. Các em học hiểu một chút, hôm trước được 2-3 điểm thì hôm sau lên 5-6 điểm, thầy cô, bố mẹ khuyến khích, bạn bè chơi chung. Mỗi ngày đến trường đúng nghĩa là là một ngày vui.

Ngày xưa, một trong những yêu cầu bắt buộc của giáo viên chủ nhiệm là phải đi thực tế tới nhà học sinh. Hiện nay, chúng tôi cũng muốn làm vậy. Ngoài giờ học có thể tới nhà các em, thấu hiểu hoàn cảnh các em, tình cảm thầy trò thêm gắn bó.

Sau những bài giảng chúng tôi muốn thời gian còn lại sẽ dành cho các em. Nhưng ngoài thời gian lên lớp, là hồ sơ, sổ sách, họp hành, sáng kiến, phấn đấu, thi đua…chưa kể là cơm áo, gạo, tiền cho gia đình. Chúng tôi đang phải dạy chữ nhiều hơn dạy người.

Làm thế nào để đưa học trò tránh xa bạo lực

Khi lớp tôi chủ nhiệm có một số bạn đánh nhau ngoài đường. Hôm sau vào lớp tôi quyết định giảng bài học Yêu thương con người . Tôi dán lên bảng hình ba con chim. Hình đầu tiên vẽ một con chim bị thương rơi xuống đất. Hình thứ hai vẽ một con chim khác bay tới con chim bị thương. Hình thứ ba,con chim bay tới kêu đồng loại giúp đỡ nhưng không được, cuối cùng nó dang đôi cánh ôm lấy xác chết của bạn.

Tôi đã nói với các em “chim là loài vật nhưng biết yêu thương bạn, tại sao con người có trái tim, khối óc nhưng không biết yêu thương bạn”. Có học sinh biết rằng thầy đang dùng hình ảnh để nói điều gì. Còn học sinh đánh bạn hôm trước thì phát biểu “con chim thương bạn vì bạn sống tốt với nó. Còn bạn em không sống tốt với em tại sao em phải tốt với bạn”.

Những clip học sinh đánh nhau ở trên mạng tôi không không ngần ngại mở cho cả lớp cùng xem, vì chắc chắn không cho các em cũng lên mạng xem. Chỉ còn cách đối diện trực tiếp. Nhiều câu hỏi lại được đưa ra thảo luận như tại sao khi bị bạn đánh không chạy; chạy thoát hay để bị đánh tới chết; Tại sao không về báo với bố mẹ; Không mách bố mẹ có bị đánh tiếp không…

Tôi cho rằng đó là một kĩ năng của bất kì giáo viên nào khi đứng vào trường hợp của mình. Tôi không phủ nhận giáo viên dạy Giáo dục công dân thì sẽ dễ diễn đạt hơn, nhưng qua những bài giảng tôi muốn “tỉ tê” với các em nhiều hơn.

Với các bậc phụ huynh, không xúi con đánh bạn nhưng phải dạy con cách tự vệ đó là tìm cách thoát. Không nên im lặng và có chăng việc phạt, đuổi học, đình chỉ các em đánh nhau đã giải quyết hết vấn đề.

Ai là hình mẫu cho các em

Cách đây khá lâu, một học sinh nữ tâm sự với tôi rằng, hằng ngày em ăn cơm ngon, có đồ trang sức đắt tiền, có quần áo tốt nhưng em muốn đánh đổi tất cả để có được bữa cơm tràn ngập tiếng cười. Em bảo, thầy giảng bài mẹ nào cũng thương con, nhưng sao mẹ em lại bỏ em, hay cả chuyện tuần sau ba mẹ ra tòa li hôn, em nên đi theo ai.

Tôi không phủ nhận nhiều phụ huynh là lá chắn cho những việc làm sai của con. Nhưng có phụ huynh dường không biết con đang làm gì. Tức là không quan tâm tới con. Có những học sinh trước mặt bố mẹ rất ngoan, không biết hút thuốc nhưng ra đường lại hút thuốc, đánh nhau, ăn cắp…

Mấy hôm nay, thông tin về cô giáo làm xước má học sinh; Thầy giáo đánh học trò bầm mông dù ít nhiều đã trở thành tấm gương xấu cho học trò. Nhiều em đã hỏi tôi tại sao giáo viên lại như vậy. Tôi không phủ nhận đồng nghiệp của mình sai, nhưng tôi cũng nhìn thầy đồng nghiệp mình đang chịu áp lực về thành tích, công việc…

Tôi cho rằng, câu nói “thương cho roi cho vọt” vẫn còn giá trị. Nhưng giá trị ở chỗ khi thầy phạt học trò bằng roi, phải làm sao để học trò thấy được tâm của người thầy. Thầy đánh trò, trò chưa đau mà thầy là người đau trước tiên.

Lê Huyền (ghi theo lời kể của một giáo viên THCS ở Quận 3, TP.HCM)


Học tiếng Anh: Ca sĩ Hoàng Quyên kể chuyện bắt đầu từ năm 22 tuổi

Cô ca sĩ nhỏ nhắn Hoàng Quyên cho biết mới bắt đầu học tiếng Anh cách đây… một năm rưỡi, tức là khi cô đã 22 tuổi.

“Tôi học tiếng Anh như vậy là quá muộn so với các em trẻ bây giờ, và kể cả so với bạn bè cùng trang lứa. Nhưng trước đây, khi học trong trường nghệ thuật quân đội, tôi không học tiếng Anh, nên ra ngoài không biết một chút tiếng Anh nào. Những gì học được từ thời… xa xưa trước đó, tôi quên hết rồi”.

Học tiếng Anh, dạy tiếng Anh, phương pháp học tiếng Anh, tiếng Anh, nói tiếng Anh, phát âm tiếng Anh
Ca sĩ Hoàng Quyên

Quyên nhận ra sự “thiệt thòi” khi không một mẩu tiếng Anh nào giắt túi là “Khi đi hát, có rất nhiều nhà sản xuất nước ngoài liên hệ với tôi. Tôi rất muốn nói chuyện lại với họ, nhưng có nghe có hiểu gì, và cũng có biết nói như thế nào đâu, nên toàn phải nhờ trợ lý. Nhiều khi những điều mình muốn nói, phải truyền tải qua một người khác, đã giảm xuống rất nhiều rồi”.

Nhận thấy những cơ hội về công việc và giao tiếp trong cuộc sống bị hạn chế nhiều khi không có ngoại ngữ, Hoàng Quyên quyết định cắp sách đi học tại một trung tâm Anh ngữ.

“Khóa đầu tiên tôi học là những thứ cơ bản, khá dễ, nên cho mình động lực học tiếp. Cũng may mắn là tôi có năng khiếu” – Quyên vui vẻ chia sẻ.

“Tôi thấy rằng điều quan trọng nhất của tiếng Anh khi học là mình phải nói, phải nghe, dù rất khó”.

Để… vượt khó, Quyên tạo một không gian có âm thanh của tiếng Anh ở quanh mình. “Tôi mở suốt những kênh youtube, kênh truyền hình nói tiếng Anh. Lúc đầu tôi cứ mở thế, âm thanh đạp vào tai mà chẳng hiểu gì cả. Sau rồi quen dần với nguồn âm thanh đó, và nghe bắt đầu dễ hơn, nghe được 1, 2 chỗ, rồi vừa học tiếp vừa tập nghe, sẽ biết thêm được 3, 4 chỗ. Tập nghe tốt, sau đó là tập nói ra...”.

“Khi tập nói, điều sợ nhất là mình cứ ngại. Mình chưa nói ra thì không thể biết sẽ sai như thế nào.

Nhiều khi đúng là chỗ đấy đọc như thế đấy, nhưng âm sắc, giọng nói của mình cứ bị lơ lớ. Nếu cứ lẳng lặng không chịu nói, thì mình sẽ quen với cách phát âm lơ lớ, ngượng ngùng đó, quá trình học của mình sẽ bị chậm hơn.

Học tiếng Anh, dạy tiếng Anh, phương pháp học tiếng Anh, tiếng Anh, nói tiếng Anh, phát âm tiếng Anh

Cứ mạnh dạn lên khi gặp người nước ngoài, phải nói, nói, nói sai cũng được. Khi người ta chỉnh mình mình sẽ nhớ luôn” – Quyên nói về bí quyết luyện phát âm của cô.

Đó là cách học mà Quyên đang sử dụng, và cô thấy so với các bạn trong lớp, cô học nhanh hơn.

“Và tôi học bằng âm nhạc nữa. Có những bài Quyên thích là tìm ngay lời để xem, để học hát theo. Trong âm nhạc, lời của những bài hát đã được các tác giả viết một cách ý tứ nhất, âm điệu nhịp nhàng đến mức như thơ ca. Vậy nên Quyên nghĩ rằng nếu mình quen với lời bài hát tiếng Anh, khi mình nói câu chữ sẽ hay hơn, lãng mạnh hơn, đảm bảo… tỏ tình với người nước ngoài dễ đổ hơn” – cô cười vui.

Rõ ràng là nói nói “I love you” thì bình thường rồi, nhưng “I love you more than I can say” là đã… khang khác. Hay là nói “When I first saw you, I saw love. And the first time you touched me, I felt love. And after all this time, you're still the one I love” có phải hay hơn nhiều không” – cô nàng xổ một tràng.

Khi được hỏi rằng sau một năm rưỡi theo học, sự tự tin về giao tiếp tiếng Anh tốt chưa, đủ để trao đổi khi ra nước ngoài không?... Hoàng Quyên cười vui vẻ.

“Tiếng Anh của Quyên bây giờ đang ở mức cơ bản. Tôi muốn biết nhiều hơn nữa, vẫn vừa đi hát vừa học tiếng Anh.

Một vài lần đi nước ngoài gần đây, tôi cảm thấy rất tự hào khi nhiều lúc làm việc với chuyên gia âm thanh hay người đưa đón anh chị em nghệ sĩ, tôi hoàn toàn có thể nói cho họ những điều đoàn mong muốn.

Hay khi đi chơi ở những trung tâm thương mại, cần mua bán hay hỏi đường xá, nhiều người không biết tiếng Anh thì Quyên có thể giúp cho họ rồi. Có lúc tôi còn chợt nghĩ rằng “Ơ kìa, mình có thể dùng tiếng Anh khá là ổn”.

Hoàng Quyên cho biết mình có một chút e ngại là khi nói về một ngành nào đó có ngôn ngữ chuyên môn. “Tôi nghĩ sẽ học nhiều đề tài hơn, một cách khái quát thôi, để có thể giao tiếp được những câu chuyện dài hơn, rộng hơn”.

Học tiếng Anh, dạy tiếng Anh, phương pháp học tiếng Anh, tiếng Anh, nói tiếng Anh, phát âm tiếng Anh

“Quyên còn sợ một ngày nào đó clip nói tiếng Anh của mình bị tung lên mạng, và bị mọi người nhảy vào ném đá vì tội… phát âm rất linh tinh không?”.

“Quyên chưa tự tin để nói một cuộc thoại dài bằng tiếng Anh bây giờ, vì Quyên biết có nhiều sai sót. Quyên chưa giỏi tiếng Anh, nhưng Quyên biết những người nào nói tiếng Anh hay, những người nào nói chưa hay, nên Quyên biết tiếng Anh của mình đang ở khoảng giữa”.

Kỳ vọng mà Hoàng Quyên đặt ra là “Tôi sẽ cố gắng để một ngày nào đó có những talkshow, những chương trình mang tính khu vực để có thể chia sẻ rộng hơn.

Hay những lần mà đi biểu diễn ở nước ngoài, khi thỉnh thoảng được là đại diện của Việt Nam, tôi có thể nói những thứ cần nói một cách dễ hiểu, dễ nghe. Tôi đang cố gắng học tiếng Anh để cho những việc đấy được tốt hơn”.

Đi diễn vào cuối tuần, Hoàng Quyên duy trì lịch học một tuần chỉ hai buổi vào thứ hai và thứ tư. “Tôi thấy rằng với những người đã đi làm giống như mình, học như thế là vừa đủ để không stress”.

Nhưng duy trì để thời gian giữa các buổi học không bị thưa vắng tiếng Anh, ngoài nghe nhạc bằng tiếng Anh, xem truyền hình tiếng Anh như đã nói, Hoàng Quyên còn giữ liên lạc với những người bạn cô gặp gỡ trong những chuyến đi nước ngoài.

“Tôi nhắn tin, trò chuyện với bạn bè để nâng cao khả năng viết mail cũng như khả năng nghe nói của mình. Hãy biến môi trường sống của mình thành môi trường luôn có tiếng Anh ở trong đó. Nhiều người quen của mình biết tiếng Pháp, tiếng Nga nhưng sau khoảng 5, 10 năm họ không còn nói được nhiều nữa. Vì vậy, cần phải duy trì môi trường có tiếng Anh xung quanh mình” – Quyên nhắc lại kinh nghiệm của cô khi theo đuổi thứ ngôn ngữ quốc tế này.

...
Hoàng Quyên sinh năm 1992, là ca sĩ, á quân cuộc thi Vietnam Idol 2012 và là người giành được nhiều sự đánh giá cao từ những người làm nghệ thuật cũng như các thính giả nghe nhạc bởi chất giọng alto, tức giọng nữ trầm độc, lạ, đẹp, được xét vào hàng quý hiếm, cùng kĩ thuật thanh nhạc gần như hoàn hảo.

Ngân Anh

Nỗi niềm giáo viên dạy khi học sinh ngủ gật, lấy kéo cắt tóc bạn

Dù không nói ra, nhưng dường như giáo viên hệ giáo dục thường xuyên đang bị đánh đồng với trình độ học sinh và nhận thức của phụ huynh.

Học sinh cá biệt, phụ huynh chẳng khá hơn

Đối tượng vào học ở các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên (viết tắt là GDTX, và nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên) đa dạng. Họ khác nhau về hoàn cảnh, độ tuổi… nhưng có một điểm chung: sức học yếu.

giáo viên, giáo viên giáo dục thường xuyên, giáo dục thường xuyên

Một lớp học tại trung tâm giáo dục thường xuyên

(Ảnh từ Internet, chỉ mang tính minh họa)

Khác với trước đây, độ tuổi học sinh vào học bổ túc hiện giờ còn rất trẻ, vì thế nguyên nhân được chú ý nhiều nhất vẫn là: lười học. “Rớt sàng thì xuống nia”, GDTX là cánh cửa gần cuối đón các em được đi học như bạn bè cùng trang lứa.

Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng ý thức được điều đó. Khi mà mục tiêu học tập của các em mập mờ thì việc tới các Trung tâm thường xuyên chưa hẳn đã là sự tự nguyện.

Nhiều em vì gia đình “ép” quá, mới phải nộp hồ sơ. Do vậy, ngay từ bước đầu đã thiếu đi tính tự giác trong học tập. Việc chốt danh sách đầu năm của giáo viên chủ nhiệm và nhà trường bao giờ cũng vì thế mà khó khăn. Sự vô tư, vô tâm của các em học sinh nhiều khi còn được thể hiện qua những câu hỏi ngô nghê: “Trung tâm GDTX có phải giống trung tâm cai nghiện không cô, vì em thấy đều có chữ trung tâm”!

Sự hồn nhiên, cười ra nước mắt ấy đã phản ảnh một điều: các em chưa hiểu gì, biết gì vì môi trường giáo dục mới cũng như nhận thức của các em về xung quanh còn rất nhiều hạn chế.

Việc giáo viên soạn giáo án một đường, dạy một nẻo không phải là chuyện hiếm gặp. Bởi sức học các em yếu, việc tiếp thu không phải vì thế mà đạt được mục tiêu của giáo viên đề ra, chưa kể vừa dạy vừa la, rồi lại phải dỗ (đúng nghĩa của từ dạy – dỗ).

Phương pháp đặc thù này xuất phát từ học lực yếu kéo theo hạnh kiểm, đạo đức không bằng mặt bằng chung. Không ít chuyện bi hài trong giờ học mà học sinh ngủ gật, làm việc riêng, thậm chí lấy kéo cắt tóc bạn… Đó là chưa kể những chuyện học sinh dọa đánh thầy cô… Việc giáo viên chủ nhiệm đi mấy quán interne, quán cafe, tìm học sinh là chuyện “thường ngày ở huyện”.

Khổ nhất cho những giáo viên mới ra trường, nếu không “cứng” ngay từ đầu thì khó lòng dạy yên ở những tiết sau, và biện pháp là phải luôn cầu cứu giáo viên chủ nhiệm, ban giám thị…

Học sinh đã cá biệt, tiếp cận với một số phụ huynh cũng chẳng khả quan hơn. Việc giáo viên chủ nhiệm liên lạc và liên lạc được với phụ huynh cũng khá gian nan. Họ coi chuyện thông báo con em mình không đi học, hay bỏ tiết, gây gổ đánh nhau là chuyện “con nhà hàng xóm”.

Họ ậm ừ cho qua, phó thác cho các thầy cô uốn nắn, chỉ đến lúc cuối năm khi hay tin con mình bị thi lại, rèn luyện hè, hay đuổi học, lúc đó mới biết giáo viên chủ nhiệm tên gì.

Lần một, lần hai, thầy cô điện thoại được. Lần ba, lần bốn - chuông reo rồi tắt máy. Thì ra, biết số quen, nên tắt, thậm chí còn chặn số để khỏi bị “làm phiền”!

Chính vì đối tượng học sinh có tính chất đặc thù mà giáo viên dạy thường xuyên vẫn đùa vui với nhau “Có lẽ mình cũng đã, đang trở nên cá biệt!”.

Chưa kịp khai sinh đã khai tử

Trong những năm gần đây, việc tuyển sinh vào lớp mười ở các trường trung học phổ thông nói chung, vào các trung tâm GDTX nói riêng khá khó khăn.

Trừ những trường chuyên và những trường thuộc “top”, phần đông các trường vùng ven lớp học chỗ ngồi khá thừa thãi, nếu như không nói là chưa đủ. Phổ thông như vậy, nên mảng trung học thường xuyên càng lay lắt, hiếm hoi.

giáo viên, giáo viên giáo dục thường xuyên, giáo dục thường xuyên
Một lớp xóa mù chữ (Ảnh minh họa từ Internet)

Nhiều trung tâm tuyển sinh suốt cả mùa hè đến giữa tháng mười vẫn không quá mười hồ sơ. Và rồi, một cô, hai, ba trò cầm cự một vài tuần vẫn không khả thi hơn. Thế là khối, lớp chưa kịp “khai sinh” đã “khai tử”. Giáo viên thì hụt hẫng, mà học sinh thì lủi thủi đi về.

Tội nhất là những ngày lễ lớn như 20/10, 20/11, 26/3…, khi các hoạt động thao giảng được triển khai. Thế là lui tới cũng chừng ấy lớp, giáo viên thì đông, nhìn xuống dãy bàn học sinh trống hơ trống hoác, chưa kể các em còn đi chậm, hay chạy một mạch vào lớp trong sự ngơ ngác của người tham dự.

Phải vững vàng tâm lý lắm, người dạy mới lấy được sự hứng thú cho bản thân và cả lớp học.

Vì số lượng học sinh thiếu, nên dù các em có yếu thầy cô vẫn cố gắng dìu dắt suốt ba năm học, trong khi chỉ tiêu ở trên giao vẫn là…. thế này, thế kia! Nỗi niềm này nhiều người, nhiều đồng nghiệp phổ thông khó mà hiểu được!

Những định kiến

Hàng năm, cứ mỗi dịp thi, chấm thi tốt nghiệp, sở giáo dục vẫn điều động giáo viên từ các trung tâm GDTX. Vui đâu, “oai” đâu ít thấy, mà lại thấy tủi, thấy buồn.

Đành rằng được phân công ở bộ phận nào cũng được, nhưng hiếm khi giáo viên trung tâm được phân làm giám thị 1, mà loay hoay với giám thị 2 hay giám thị hành lang. Kể cả ban giám đốc cũng thường được giao làm phó ban hay thư kí hội đồng.

Nói như vậy có thể sẽ bị cho là tự suy diễn, thiển cận nhưng có lẽ cũng như con nhà nghèo, hay có tâm lý mặc cảm tự ti. Cùng một hội đồng chấm thi, lúc đầu cũng chuyện trò rôm rả, sau hỏi “Em dạy trường nào”, trả lời “Em dạy thường xuyên”, thế là câu chuyện bị đứt quãng mà thậm chí không có cả câu nói đuôi, như kiểu “Thế à”.

Lại có chuyện, hiệu trưởng của một trường phổ thông từng nói “Nhất quyết không tuyển giáo viên từ giáo dục thường xuyên”.

Dù không nói ra, nhưng dường như giáo viên thường xuyên đang bị đánh đồng với trình độ học sinh và nhận thức của phụ huynh. Hẳn không cường điệu khi không ít ý kiến cho rằng: Giáo viên thường xuyên chơi nhiều hơn dạy, có dạy thì cũng “khươi khươi”, dạy nhàn không, không có việc gì làm, con cháu đại gia mới vô mấy trường chơi nhiều hơn học thế…

Không biết con tiểu gia hay đại gia, chỉ biết rằng 100% giáo viên đều tốt nghiệp đại học chính quy, bằng giỏi, khá chiếm phần lớn. Chơi đâu không thấy, chỉ thấy suốt ngày trên đường: Sáng đi dạy ở trường, chiều đi vận động, tối đi xóa mù.

Dạy học sinh, ngoan, giỏi là mơ ước của biết bao người, nhưng không phải ai cũng may mắn đạt được điều đó. Chia sẻ buồn vui từ dạy bổ túc không nhằm mục đích kêu nghèo kể khổ, không để đòi quyền lợi hơn thua, vì dù gì chúng tôi cũng là người giáo.

Chúng tôi không sợ khó, không ngại khổ cũng như không dao động khi có ai đó nói rằng “Thật lãng phí khi đại học, thạc sĩ lại đi dạy xóa mù”. Vì đơn giản chúng tôi biết mình đang làm việc có ích cho xã hội. Nhưng từ sâu thẳm trái tim mình, chúng tôi cần sự đồng cảm trân trọng từ xã hội, trong đó có những đồng nghiệp đang ở một môi trường tốt hơn.

Bởi lẽ, khi nhắc đên công lao của những người “trồng cây”, người ta hay nghĩ tới người trồng cây to, mà không nhớ đến người trồng cỏ. Bởi vì, cây to hay nhỏ thì đều tạo nên Rừng kia mà!

Hồ Thị Quỳnh Lâm

(Giáo viên Trung tâm giáo duc nghề nghiệp – GDTX Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế)

Cô giáo thực tập xinh đẹp, trẻ như học sinh gây sốt cộng đồng mạng

- Những hình ảnh về một cô giáo thực tập xinh đẹp, trẻ trung chụp cùng các em học sinh cấp 2 đang được chia sẻ liên tục trên các mạng xã hội nhiều giờ qua.

Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, THCS Phước Nguyên

Cô giáo thực tập Lại Nguyễn Thùy Dung.

Những hình ảnh này ngay lập tức hút sự chú ý của cộng đồng mạng bởi vẻ ngoài xinh xắn, đáng yêu và rất teen của cô giáo thực tập. Thậm chí cách tạo dáng chụp ảnh còn xì tin, nhí nhảnh hơn cả học sinh của mình.

Qua tìm hiểu, cô giáo thực tập này là Lại Nguyễn Thùy Dung, sinh năm 1996, hiện là sinh viên của Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, THCS Phước Nguyên

Chia sẻ với VietNamNet, Thùy Dung cho biết em vô cùng bất ngờ bởi những tấm ảnh đang được chia sẻ rất nhanh trên mạng xã hội là từ đợt thực tập hồi tháng 5/2016 tại trường THCS Phước Nguyên (Bà Rịa- Vũng Tàu).

“Em không nghĩ những hình ảnh đó hôm nay lại được mọi người quan tâm và chia sẻ như thế. Hơi ngạc nhiên nhưng em cũng vui vì nhận được sự yêu mến của mọi người”, Dung nói.

Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, THCS Phước Nguyên

Dung cho biết, chỉ ít giờ sau khi những bức ảnh của mình được chia sẻ trên mạng xã hội, số lời mời kết bạn và theo dõi facebook của em tăng đột biến. Tính tới thời điểm hiện tại, trang Facebook cá nhân của nữ sinh này đã có tới hơn 40.000 lượt người theo dõi.

Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, THCS Phước Nguyên

Thích thú với ngành học của mình, nhưng Thùy Dung cho biết, lúc mới theo học ngành sư phạm, em vẫn có chút lo sợ nghề không hợp với mình. Thế nhưng đến khi tiếp xúc với học sinh, Dung lại cảm thấy quyết định của mình đúng đắn và càng cảm thấy yêu nghề.

“Là một cô giáo trẻ, trong những ngày đầu tiên đi thực tập, em rất rụt rè, lo lắng. Thế nhưng khi đến trường được học sinh chào đón, thân thiện khiến em cảm thấy tự tin hơn, yêu thích ngành nghề mà mình đã chọn”, Dung kể.

Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, THCS Phước Nguyên

Tháng 3/2017, Thùy Dung sẽ có thêm một đợt và hoàn thành việc thực tập song cô giáo tương lai này cho biết chưa vội đi dạy mà sẽ học liên thông lên đại học để tích lũy thêm kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm.

Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, THCS Phước Nguyên

Hiện, ngoài việc học và thực tập, với ngoại hình ưa nhìn của mình, Thuỳ Dung cũng thường nhận làm mẫu ảnh và kinh doanh riêng để kiếm thêm thu nhập.

Thanh Hùng

8 website học tiếng Anh tốt nhất cho người lớn

Giao tiếp với người thực luôn là cách tốt nhất để học tiếng Anh, nhưng vì nhiều lý do, không phải ai cũng làm được điều này. Các website và ứng dụng trên di động là lựa chọn tốt cho những người học tiếng Anh, đặc biệt là những người bận rộn. Một số website thậm chí còn có khả năng tương tác rất tốt.

Dưới đây là một số website những người học tiếng Anh nên biết.

học tiếng Anh, dạy tiếng Anh, website học tiếng Anh, trang web học tiếng Anh, học tiếng Anh miễn phí, website học tiếng Anh miễn phí

Babbel

Website và ứng dụng di động

Giá: Miễn phí bài học đầu tiên, 7-13 đô la/ tháng

Babble cho phép bạn luyện tập từ mới và ngữ pháp thông qua các câu đố tương tác. Trang web này gần giống với trang Duolingbo (bên dưới). Tuy nhiên, Babbel cho phép người học linh động hơn một chút trong việc chọn kỹ năng mà bạn muốn tập trung vào mỗi lần đăng nhập. Bạn có thể chọn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, ngữ pháp hoặc thậm chí nghe những bài phát âm rất chi tiết.

Tính năng được yêu thích của trang này là những cuộc đối thoại khi đi du lịch và những bài tập chính tả. Với những cuộc đối thoại khi đi du lịch, bạn có thể nhanh chóng học được những từ mới cần thiết cho một chuyến đi. Ở bài tập chính tả, hãy bật microphone để luyện tập nói, và Babbel sẽ giúp bạn học cách phát âm từ mới tốt hơn.

BBC Learning English

học tiếng Anh, dạy tiếng Anh, website học tiếng Anh, trang web học tiếng Anh, học tiếng Anh miễn phí, website học tiếng Anh miễn phí

Website

Giá: Miễn phí

BBC luôn có những tiêu chuẩn cao, vì thế không có gì ngạc nhiên khi họ đưa ra những tiêu chuẩn cao với website học tiếng Anh của mình. Thật không may là điều này đồng nghĩa với việc, những bài học của BBC sẽ tốt hơn với những người đã có trải nghiệm tiếng Anh trước đó, chứ không phải người mới bắt đầu.

Website này được thiết kế cho người học cấp trung và cao cấp thông qua các bản tin radio và các video theo phong cách BBC. Video và podcast (file âm thanh) của trang này tập trung vào những bản tin, từ và cụm từ tiếng Anh mới nhất, thậm chí là có cả loạt video tập trung vào phát âm tiếng Anh một cách chi tiết đến mức đáng kinh ngạc.

Mặc dù không có tính năng tương tác, nhưng mỗi video của BBC đều có những hoạt động sau khi nghe để bạn kiểm tra mức độ hiểu của mình. Nhìn chung, BBC khá mạnh trong việc luyện kỹ năng nghe.

British Council

Website và ứng dụng điện thoại

Giá: Miễn phí

Website của British Council chia thành 3 phần: dạy tiếng Anh cho trẻ em, người lớn và thanh thiếu niên. Mỗi phần đều có những bài học tương tác, các video, trò chơi, podcast để học bất kỳ kỹ năng nào. Điều này có nghĩa là dù bạn đang ở cấp độ nào hay chủ đề mà bạn quan tâm là gì thì bạn cũng luôn tìm được thứ hữu ích cho mình trên British Council.

Sau khi nghe hoặc xem xong, mỗi video và podcast đều có một bài tập để đảm bảo rằng bạn hiểu mọi thứ. Ngoài ra, cũng có những diễn đàn thảo luận bên dưới các hoạt động để bạn có thể nói về những gì mình học được với những người học khác. Phiên bản trên di động của trang này còn cho phép bạn học khi ở bất cứ đâu.

Duolingo

học tiếng Anh, dạy tiếng Anh, website học tiếng Anh, trang web học tiếng Anh, học tiếng Anh miễn phí, website học tiếng Anh miễn phí

Website và ứng dụng di động

Giá: Miễn phí

Duolingo giúp bạn học từ mới và ngữ pháp thông qua các trò chơi tương tác, câu đố. Duolingo chia mỗi bài học theo thể loại (từ vựng về thực phẩm, từ vựng về gia đình, động từ “to be”…). Trong phiên bản với máy tính để bàn còn có cả những lời khuyên và ghi chú hữu ích trong trường hợp bạn cần giải thích thêm.

Trang này nhấn mạnh vào phần phát âm. Bạn sẽ được nghe từ mới, sau đó luyện tập nói lại những từ đó. Duolingo cho phép bạn đặt ra mục tiêu và cho bạn thấy sự tiến bộ của mình khi sử dụng chương trình. Bạn cũng phải hoàn thành các bài học để được “mở khóa” bài học mới. Duolingo rất thích hợp với những người lười, cần thêm động lực để học.

FluentU

Website và ứng dụng di động

Giá: Có phiên bản miễn phí, phiên bản 8-18 đô la/ tháng và 80-180 đô la/ năm

Nhiều người thích học ngoại ngữ thông qua các hình thức giải trí.

Nghe có vẻ rất tuyệt khi được học tiếng Anh qua những video mà người bản địa thường xem. Nhưng nói thì có vẻ dễ hơn làm. Khi bạn nghe người bản địa nói, có thể sẽ khó hiểu hơn nhiều.

FluentU là địa chỉ hoàn hảo cho việc học với những video trong cuộc sống thực như video âm nhạc, chương trình truyền hình, tin tức, phim hoạt hình…

Khi bạn chọn xem một video, phụ đề của FluentU cho phép bạn xem định nghĩa của bất cứ từ nào được nói ra.

Một trong những điều tuyệt vời nhất ở FluentU là lượng bối cảnh được đưa ra. Bạn có thể nhấn vào một từ để đọc rất nhiều ví dụ về cách sử dụng từ đó. Với FluentU, bạn có thể nói giống người bản địa hơn vì bạn biết chính xác cách sử dụng mỗi từ.

Livemocha

học tiếng Anh, dạy tiếng Anh, website học tiếng Anh, trang web học tiếng Anh, học tiếng Anh miễn phí, website học tiếng Anh miễn phí

Website

Giá: Miễn phí

Một trong những điều khó khăn nhất khi luyện tập một ngôn ngữ mới trực tuyến là kỹ năng nói và đọc. Tuy nhiên, với Livemocha, bạn không chỉ được tiếp cận các bài học, mà bạn có được luyện tập đọc và nói với những người nói tiếng Anh. Livemocha tập trung vào việc học tiếng Anh với người thật thông qua cộng đồng online của họ - yếu tố giúp trang web này là độc nhất.

Tuy nhiên, để có một bạn học, bạn phải giúp ai đó học ngôn ngữ bản địa của mình.

English Central

Website

Giá: 15-30 đô la/ tháng

English Central tập trung vào việc học qua video.

Mỗi video đều có bản phụ đề và phần định nghĩa những từ mà bạn có thể không biết. Bạn có thể chọn video mà bạn muốn xem dựa trên mục tiêu và sở thích của mình. Bạn muốn học tiếng Anh thương mại? Họ có những video tiếng Anh thương mại cho bạn. Bạn muốn luyện phát âm? Họ có những video luyện phát âm. Thậm chí bạn chỉ muốn kết bạn? Họ cũng có những video dạy cách kết bạn.

Phrasemix

Website

Giá: Miễn phí với một số bài học, 12-15 đô la/ tháng (132 đô la cả năm)

Phrasemix mô tả cách mà chúng ta thực sự học một ngôn ngữ. Thay vì học từ mới, Phrasemix dạy bạn cả cụm từ. Không chỉ vậy, trang này còn tập trung vào những cụm từ mà mọi người thường dùng trong các cuộc hội thoại thực, chứ không phải những hội thoại trong sách giáo khoa.

  • Nguyễn Thảo(Theo FluentU)

Phụ huynh "rối ruột" vì trường học nằm sát cơ sở điều trị cho người nghiện

Một cơ sở điều trị cho người nghiện ma túy được đặt ngay giữa hai trường học trên địa bàn một huyện khiến phụ huynh luôn sống trong tâm trạng thấp thỏm, lo sợ mỗi khi con, em tới trường. Nhất là khi số người nghiện điều trị ở đây đã tăng lên tới gần 200 người.

200 người nghiện đến điều trị mỗi ngày

Nhiều ngày qua, những phụ huynh có con học tại trường mầm non và trường THCS An Hưng, xã An Hưng, huyện An Dương, TP Hải Phòng bức xúc kiến nghị tới chính quyền xã, huyện về việc cơ sở điều trị cho người nghiện ma túy nằm ngay sát trường học, khiến phụ huynh rất lo lắng.

Chị Nguyễn Thị H. (34 tuổi) có con gái đang học lớp 4 tuổi tại trường mầm non An Hưng, cho biết, sáng nào chở con đến trường chị cũng phải vội vàng đi sớm; chậm chút là bị kẹt lại vì gần đây do tình trạng những người nghiện đến điều trị tại cơ sở bên cạnh trường hay lảng vảng trước cổng chính, nhòm ngó vào các lớp học nên nhà trường buộc phải đóng cổng chính và chỉ mở cổng phụ để phụ huynh đưa các cháu vào.

phụ huynh, phụ huynh học sinh, Hải Phòng

Hàng rào ngăn giữa cơ sở điều trị cho người nghiện tại Trạm y tế xã An Hưng với trường mầm non An Hưng vốn đã thấp lại còn bị bẻ hết phần sắt nhọn phía trên nên người nghiện đã có lần vượt rào sang trường.

Anh Trần Văn Q. (30 tuổi), có con trai học 3 tuổi tại trường cũng bức xúc nói, đưa con đi học mà cứ phải mắt trước mắt sau để ngó xem có người lạ nào trà trộn theo vào trường không. Cũng theo anh Q., những người đến cơ sở trên đa số đều có vẻ ngoài khá bất hảo, bặm trợn, nói năng tục tĩu nên cả cô và trò đều rất sợ hãi.

Ông Lê Quang D. (60 tuổi) cùng ở xã An Hưng cho biết, khi điều trị xong tại cơ sở này, những người nghiện thường không về nhà ngay mà còn lang thang, ghé vào các hàng quán xung quanh... Ban đầu thì chuyện trò vui vẻ, sau có khi cà khịa, đánh nhau khiến tình hình an ninh khu vực bất ổn, không tốt cho môi trường giáo dục của các cháu.

Hàng rào ngăn giữa cơ sở điều trị cho người nghiện tại Trạm y tế xã An Hưng với trường mầm non An Hưng vốn đã thấp lại còn bị bẻ hết phần sắt nhọn phía trên nên người nghiện đã có lần vượt rào sang trường.

Một giáo viên trường mầm non An Hưng xác nhận, cứ mỗi khi nhà trường mở cửa đón các cháu là những người đến điều trị tại cơ sở gần đó lại lượn lờ, ngó nghiêng, thậm chí còn gây gổ, đánh nhau, ảnh hưởng đến tinh thần các cháu. Cô giáo này cũng cho biết thêm, từ đầu năm tới nay đã xảy ra vài vụ người nghiện bên cơ sở điều trị Methadone (Trạm y tế xã An Hưng) nhảy qua hàng rào vốn rất thấp để sang trường và chỉ bỏ chạy khi bị bảo vệ cùng công an xã xuất hiện.

Dân bức xúc đòi di dời cơ sở

Một cán bộ xã An Hưng thừa nhận, những người nghiện khi đến điều trị có khi còn mang theo cả hung khí, có mâu thuẫn là sẵn sàng “ra tay”. Công an xã An Hưng đã kịp thời ngăn chặn một số vụ, thu giữ cả hung khí.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Trịnh Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND xã An Hưng, cho biết, cơ sở điều trị cho người nghiện bằng phương pháp Methadone được đặt tại Trạm y tế xã từ năm 2008. Tại thời điểm đó, cả 7 xã ven QL5, trong đó có An Hưng cũng chỉ có vài chục người nghiện nên tình hình không phức tạp. Tuy nhiên đến nay, con số người nghiện đã tăng lên tới 188 người khiến tình hình phức tạp hơn. Nhất là khi cơ sở nằm ngay giữa hai trường học.

Theo ông Quý, không chỉ cô, trò và phụ huynh lo sợ mà người dân sống trong khu vực cũng như toàn xã cũng bức xúc kiến nghị Sở Y tế, huyện An Dương cần có phương án di dời cơ sở trên đến khu vực khác phù hợp hơn.

Trả lời phóng viên Dân trí, bà Bùi Thị Thu Huyền, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện An Dương cho biết, trung tâm đã nhận được văn bản kiến nghị của chính quyền xã An Hưng về thực trạng trên. Lãnh đạo trung tâm cũng đã làm việc với xã để có phương án xử lý. Trước mắt sẽ tiến hành chuyển cổng qua hướng khác để tạo lối đi riêng vào cơ sở nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Về vấn đề di chuyển cơ sở đi nơi khác, bà Huyền cho rằng, tùy thuộc vào kiến nghị của người dân và tình hình thực tế để tính toán tới phương án này. Tuy nhiên nếu thực hiện trung tâm không đủ thẩm quyền mà chỉ báo cáo, đề xuất với Sở.

Một lãnh đạo huyện An Dương cũng cho biết, huyện đã nhận được phản ánh của người dân và chính quyền xã. Thậm chí vấn đề này cũng đã được cử tri phản ánh tại kỳ họp HĐND. Tuy nhiên cơ sở thuộc quản lý của Trung tâm Y tế huyện, Sở Y tế thành phố nên huyện sẽ chờ phương án xử lý của các đơn vị này. Bên cạnh đó huyện sẽ tăng cường lực lượng để đảm bảo an ninh trong khu vực cũng như tạo tâm lý ổn định cho người dân.

Theo An Nhiên/ Báo Dân trí

10 thói quen rèn luyện trí thông minh mỗi ngày

Để khỏe mạnh, bộ não của bạn cũng cần phải luyện tập giống như cơ bắp. Dành vài phút để thực hiện những bài tập tinh thần sẽ không chỉ giúp tư duy của bạn mạnh hơn mà còn cải thiện trí nhớ, thậm chí giúp bạn tĩnh tâm.

trí thông minh, tăng cường trí thông minh, luyện trí thông minh

1. Quan sát

Quan sát không giống với nhìn. Quan sát liên quan tới việc phân tích những gì mà bạn nhìn thấy. Khi quan sát, bạn sẽ nhìn ra tất cả những thứ mà lâu nay bạn đã bỏ qua. Hãy quan sát những gì xung quanh bạn và không ngừng tưởng tượng.

2. Học tập

Nếu bạn mở tâm trí và không bao giờ ngừng học tập, não bạn sẽ quen với việc muốn hiểu biết nhiều hơn và không bao giờ ngừng lại quá trình đó. Hãy nắm lấy bất cứ cơ hội học tập nào từ người khác – những người có kiến thức rộng hơn bạn trong một lĩnh vực nào đó.

3. Lắng nghe

Khi lắng nghe những âm thanh xung quanh là bạn đang hấp thụ một phần của thế giới. Nếu bạn đi bộ dọc con đường, hãy chú ý tới việc người khác đang nói gì để học cách suy nghĩ của họ. Bạn có thể luyện tập thói quen này bằng cách nghe những thể loại âm nhạc mới.

trí thông minh, tăng cường trí thông minh, luyện trí thông minh

4. Thử nghiệm

Nếu bạn không bước ra khỏi vùng an toàn của mình và bắt đầu thử nghiệm những điều mới, thì bạn có thể bỏ lỡ những thứ có thể thay đổi cuộc sống hoặc tâm trí bạn. Hãy tìm kiếm những khóa học thu hút sự chú ý của bạn, và học về một lĩnh vực mà bạn không biết nhiều.

5. Mở mang

Đừng bao giờ hài lòng với những kiến thức mà bạn đã có từ lâu lắm. Hãy đặt câu hỏi. Dần dần kiến thức của bạn sẽ mở rộng và bộ não của bạn sẽ quen với việc không dừng lại ở một phần thông tin.

6. Nói chuyện

Hãy học từ những người xung quanh bạn. Hãy chia sẻ những thông tin mà bạn lưu trữ trong bộ não đã nhiều năm. Hãy trình bày ý tưởng của mình, phát triển những suy nghĩ mới kết hợp với những kiến thức cũ của bạn.

7. Tập thể dục

Cơ thể và tâm trí là một. Nếu một thứ đang ở trong tình trạng không tốt thì thứ kia có thể nhận hậu quả. Hãy dành 20 phút mỗi ngày để thực hiện những bài tập khác nhau để cung cấp oxy cho tâm trí bạn.

8. Thiền

Thiền là một cách hữu ích để tâm trí bạn thư giãn, nghỉ ngơi chuẩn bị cho những hoạt động tư duy khác.

9. Phân tích các khả năng

Hãy cố gắng suy nghĩ thoát ra khỏi những giới hạn, và luôn tìm kiếm nhiều câu trả lời nhất có thể, thay vì tìm kiếm câu trả lời hợp lý nhất. Đừng bao giờ ngừng khám phá những ý tưởng, tìm ra các giải pháp.

trí thông minh, tăng cường trí thông minh, luyện trí thông minh

10. Chơi đùa với trí não

Chẳng có gì sai nếu bạn cho tâm trí đi “du lịch” một chút. Khi bạn dựng lên một vũ trụ trong đầu – nơi mà mọi thứ đều có thể xảy ra, bạn sẽ giúp luyện tập trí não, thậm chí khiếu hài hước của bạn có thể có những thay đổi tích cực.

Bí mật về hiệu quả của những phương pháp này là bạn phải thực hiện chúng mỗi ngày. Hãy lắng nghe, quan sát và tận dụng thế giới mà bạn đang sống.

  • Nguyễn Thảo(Theo Bright Side)

Khai trừ Đảng thầy giáo quan hệ với nữ sinh lớp 11

Ngày 27/10, Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) cho biết ban hành quyết định khai trừ Đảng đối với ông L.T.P.D - nguyên giáo viên Trường THPT Cao Lãnh 1 (huyện Cao Lãnh) có quan hệ với nữ sinh.

Trước đó, thầy giáo dạy toán này thừa nhận vi phạm đạo đức nhà giáo khi có quan hệ với một nữ sinh lớp 11 của trường trong buổi làm việc với Ban giám hiệu nhà trường.

Sau đó, thầy D. gửi đơn xin nghỉ việc và được trường chấp nhận; đồng thời thầy D. làm đơn xin rời khỏi Đảng, được trường chuyển nguyện vọng lên Huyện ủy Cao Lãnh xem xét.

Theo Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Cao Lãnh, dù ông D. có nguyện vọng xin ra khỏi Đảng nhưng phải thực hiện quy trình kiểm tra nếu Đảng viên vi phạm; tùy mức độ vi phạm mà tiến hành kỷ luật.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra và thầy D. thừa nhận việc làm sai trái, Huyện ủy quyết định khai trừ Đảng đối với thầy này.

Trước đó, một nữ sinh lớp 11 viết đơn tố cáo thầy D. có hành vi xâm hại mình gửi lên Lãnh đạo Trường THPT Cao Lãnh 1 gây xôn xao cho phụ huynh và học sinh của trường. Tuy nhiên, sau đó, nữ sinh này rút lại đơn không rõ lý do.

Ông Trần Thanh Liêm, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp cho biết, vụ việc là một giáo viên dạy toán trong trường có quan hệ với học sinh, chứ không phải xâm hại.

Theo Công an TP.HCM

Cử nhân bỏ việc về làng khởi nghiệp với đất

- Tốt nghiệp Trường ĐH Sân khấu điện ảnh và đã vào làm việc tại Đài truyền hình VTC nhưng cuối cùng Nguyễn Đức Toàn vẫn quyết định bỏ công việc nhẹ nhàng, quay về làng khởi nghiệp với những hòn đất để giữ nghề truyền thống.

khởi nghiệp, cử nhân đại học, thanh niên khởi nghiệp, sinh viên khởi nghiệp
Nguyễn Đức Toàn đã quyết định bỏ việc truyền hình vì những đam mê với nghề gốm truyền thống.

Tới nay, Toàn đã tự mở cho mình một xương sản xuất gốm riêng với 15 nhân công chuyên sản xuất sản phẩm gốm tâm linh với dòng men ngọc thời Lý và men rạn ngà hoa nâu thời Lý – Trần qúy hiếm.

Sinh ra ở làng gốm Bát Tràng truyền thống, Toàn cho biết, hòn đất và ngọn lửa của nghề gốm đã gắn bó với mình từ khi còn rất nhỏ. “Cũng chẳng biết từ bao giờ, tình yêu với gồm sứ đã tồn tại trong mình, thôi thúc mình giữ gìn nghề gốm quý báu mà cha ông để lại”.

Là sinh viên Khoa Công nghệ điện ảnh truyền hình của Trường ĐH Sân khâu Điện ảnh Hà Nội, chàng trai mới 27 tuổi tốt nghiệp vào năm 2011. Sau một thời gian ngắn làm việc tại Đài truyền hình VTC, Toàn quyết định quay về làng mở một xưởng gốm riêng.

Toàn kể, khi quay về Toàn mới bắt thực sự học nghề gốm. Người thầy của Toàn chính là nghệ nhân Trần Văn Độ, người nghệ nhân được mệnh danh là người giữ hồn gốm cổ của Bát Tràng.

Toàn cho biết, là một người trẻ mới theo học nghề gốm, chính nghệ nhân Trần Độ là người đã chỉ dạy cho mình rất nhiều về công nghệ sản xuất gốm sứ.

Ông cũng là người chỉ dạy cho tôi những bài men quý báu mà ông mất hàng chục năm để nghiên cứu” – Toàn kể.

Ngoài những kinh nghiệm về nghề, tôi còn học được ở ông đức tính cần cụ, chịu khó. Nhiều đêm ông thức trắng đêm để nghiên cứu, chế thử và tìm tòi những bài men từ lâu đã bị mai một

Hai dòng men độc đáo là dòng men ngọc thời Lý và men rạn ngà hoa nâu thời Lý – Trần mà hiện Toàn đang theo đuổi để tạo nên các sản phẩm của mình chính là 2 trong số 73 bài men quý mà nghệ nhân Trần Văn Độ đã phục dựng.

Điều đặc biệt là, Toàn vừa là học trò yêu đồng thời cũng đồng thời là con rể của nghệ nhân Trần Văn Độ.

Toàn kể, vợ mình, Trần Thị Thu Hà cũng sinh năm 1989 vốn là bạn hồi cấp 3 với mình. Sau này khi bắt đầu quay về Bát Tràng học nghề gốm với nghệ nhân Trần Độ, Toàn gặp lại người bạn cùng lớp. Đôi bạn trẻ bắt đầu tìm hiểu nhau rồi tiến đến hôn nhân sau đó.

Toàn cho biết, Hà ban đầu cũng làm công chức nhưng sau một thời gian vì cũng là người con làng gốm Bát Tràng, vì cũng là cái duyên với nghề gốm nên hai vợ chồng quyết định trở về làng khởi nghiệp với một xưởng sản xuất gốm sứ riêng.

Mong muốn của mình là gốm sứ Bát Tràng nói chung và dòng gốm của chúng tôi nói riêng được thị trường trong nước chấp nhận và tương lai sẽ vươn ra thị trường quốc tế” – Toàn nói.

khởi nghiệp, cử nhân đại học, thanh niên khởi nghiệp, sinh viên khởi nghiệp
Toàn đang thực hiện một sản phẩm gốm tại xưởng sản xuất của mình. Ảnh: NVCC.

Toàn cho biết, hiện tại với 15 công nhân, xưởng gốm của mình mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước. Công ty phục vụ theo hình thức đặt hàng là chính. Dù vậy, cho tới nay, Toàn cũng nhận được những đơn hàng trị giá lên cả tỷ đồng.

Tương lai mình cũng sẽ mở rộng sản xuát các mặt hàng gốm sứ trưng bày như bình, lọ cao cấp để hướng ra thị trường thế giới”.

Là một người trẻ song Toàn được công nhận là một người thợ giỏi và vững tay nghề. Toàn nhận được danh hiệu thợ giỏi trong hội nghệ nhân thợ giỏi thành phố Hà Nội. Mới đây, Toàn cũng là 1 trong 10 thợ trẻ, giỏi được Hội liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội vinh danh.

Toàn kể, tới nay, dù theo đuổi nghề gốm chưa lâu nhưng đã tạo được nhiều sản phẩm ưng ý. Trong số đó, sản phẩm Toàn ưng ý nhất chính là cặp lục bình Long Phụng có kích thước cao 1m30, đường kính 45cm được đắp nổi bằng tay hoàn toàn.

Thời gian để làm cặp lục bình này là 1 tháng. Tác phẩm đã đoạt giải nhì trong cuộc thi sản phẩm gốm đẹp được tổ chức tại Festival Huế năm 2016.

Tôi hỏi Toàn rằng, quyết định theo đuổi nghề gốm có lấy mất của em điều gì không? Toàn trả lời quả quyết rằng, những thanh niên mới khởi nghiệp như mình thì không vội đề cập đến chuyện được mất.

Cái cốt lõi là phải cùng nhau giữ được cái nghề mà cha ông ta để lại”.

Trong khi đó, Toàn cho rằng, nghề gốm đem lại cho mình nhiều thứ hơn. “Nhờ có nghề gốm mà những người con Bát Tràng như chúng tôi có thể phát triển kinh tế, xã hội cũng như tri thức. Ngoài ra, nghề gốm cũng giúp tôi thỏa sức sáng tạo, nuôi dưỡng niềm đam mê với hòn đất”.

Có nhiều người cho rằng học đại học mới là con đường nhanh nhất để thành công nhưng theo mình thì suy nghĩ đó chỉ đúng một phận. Quan trọng là những người trẻ có quyết tâm để theo đuổi đam mê của mình hay không và có định hướng đúng về sở thích của mình hay không” – Toán nói.

Bên cạnh đó, mình nghĩ rằng khi khởi nghiệp cần có những người bạn đồng hành, đồng nghiệp thực sự gắn bó với mình. Họ sẽ giúp cho mình rất nhiều trong công việc cũng như giải quyết được những khó khăn gặp phải”.

Lê Văn

Mâu thuẫn chuyện con gái, 2 cô bạn thân lao vào đánh nhau

- Nói xấu nhau rồi lời qua tiếng lại, hai nữ sinh vốn là bạn thân cùng một lớp của Trường THCS Việt Đoàn (Tiên Du, Bắc Ninh) đã lao vào giật tóc, ẩu đả nhau sau giờ tan trường.

Vụ việc được xác định diễn ra vào khoảng 17 giờ ngày 24/10 trước cổng Trường THCS Việt Đoàn (Tiên Du, Bắc Ninh). Khoảng 10 phút sau thì các nữ sinh này kéo nhau đến đầu làng Phúc Nghiêm (Phật Tích, Tiên Du) đánh lộn.

Theo clip ghi lại, hai nữ sinh mặc áo đồng phục trường lao vào túm tóc, đánh nhau. Song điều đáng nói là dù có rất nhiều học sinh khác chứng kiến nhưng chỉ đứng xem mà không hề có động thái nào cho thấy sự can ngăn.

Thậm chí, một số em còn cổ vũ nhiệt tình, cười đùa, và bình luận về từng pha đánh, hò hét ra đòn mạnh hơn. Vụ ẩu đả chỉ dừng lại khi có một nam thanh niên xuất hiện ngăn cản và yêu cầu hai nữ sinh này đi về. Nguyên nhân được người đăng tải clip chia sẻ là xuất phát từ chuyện yêu đương dẫn đến đánh ghen.

nu sinh danh nhauPlay

Chia sẻ với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Hà, chuyên viên phòng GD-ĐT Tiên Du cho biết đã nhận được thông tin qua báo cáo của Trường THCS Việt Đoàn và hiện phòng và trường đã tiến hành giải quyết vụ việc. Qua xác minh, hai nữ sinh đánh nhau là Vũ Thị H.T và Ngô Thị T từng rất thân nhau và học cùng lớp 9C của trường.

“Sáng nay (27/10), chúng tôi đã trực tiếp về trường để cùng làm việc với các em học sinh để xác minh nguyên nhân. Qua lời khai của các em thì không phải nguyên nhaan do chuyện yêu đương rồi đánh ghen như trên mạng xã hội lan truyền. Mà xuất phát từ việc các em hiểu lầm nhau, nói xấu nhau chuyện con gái và lời qua tiếng lại, không kiềm chế được dẫn đến sự việc như vậy”, bà Hà nói.

Theo bà Hà, hiện Trường THCS Việt Đoàn đã yêu cầu các các học sinh làm bản tường trình và sẽ họp với giáo viên chủ nhiệm để đưa ra biện pháp kỷ luật.

“Thực chất hai em này trước nay vốn không phải là học sinh cá biệt mà đều có hạnh kiểm tốt”, bà Hà chia sẻ.

Ngoài ra, bà Hà cũng cho biết, đại diện Sở GD-ĐT Bắc Ninh cũng đã làm việc, nhắc nhở và giáo dục cả với học sinh lớp 12A10 Trường THPT Tiên Du 1 là người quay và chia sẻ clip lên mạng. “Bởi khi có sự việc như vậy, việc nên làm trước hết là vào can ngăn các bạn chứ không phải đứng để quay lại”, bà Hà nói.

Bà Hà cho rằng đây là một sự việc rất đáng tiếc và sau sự việc này, phòng GD-ĐT Tiên Du sẽ gửi công văn về tất cả các trường để yêu cầu học sinh ký cam kết không để tái diễn.

Thanh Hùng